Thưa LSX, tôi tên là Quỳnh Hoa, hiện tôi đang sống tại Thành phố Đà Nẵng. Tôi có câu hỏi liên quan đến vấn đề sau khi sinh, cụ thể như sau: Sau khi kết thúc nghỉ thai sản thì tôi đã đi làm lại tại công ty. Tuy nhiên, vừa làm được 02 hôm thì tôi luôn cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, tôi muốn nghỉ dưỡng sức thêm. Tôi sinh mổ và có tác động từ việc phẫu thuật đẻ mổ thì không biết rằng nếu muốn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện hay không? Tôi rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho LSX. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của LSX nhé.
Điều kiện nghỉ dưỡng sức sau sinh là gì?
Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh như sau:
– Là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
– Lao động nữ sinh con hoặc lao động nữ mang thai hộ.
Sau khi hưởng chế độ nghỉ thai sản, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
(Theo Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BHXH và quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện không?
Lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản mà vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe để tiếp tục đi làm thì pháp luật có quy định cho thêm thời gian nghỉ sau sinh nhằm dưỡng sức, phục hồi thể trạng. Tuy nhiên, chắc hẳn có nhiều người thắc mắc rằng việc nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện hay không. Chính vì vậy, LSX sẽ cung cấp cho bạn đọc quan tâm với thông tin nội dung dưới đây.
Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ chế độ thai sản trong 30 ngày đầu quay lại làm việc được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Người lao động không cần phải nộp bất kỳ giấy tờ nào. Nếu sinh con do phẫu thuật phải kèm giấy ra viện hoặc chứng từ thể hiện là sinh con do phẫu thuật.
Thủ tục xin hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào?
Thời hạn nộp hồ sơ
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập danh sách và gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Mẫu đơn
Mời bạn tham khảo chi tiết mẫu đơn 01B-HSB theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH để biết rõ cách lập mẫu đơn: Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH.
Thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức sau thai sản
Dưới đây là thủ tục làm hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh, các bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Người lao động làm đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh
Bước 2: Doanh nghiệp phê duyệt đơn của người lao động và ra quyết định cho người lao động nghỉ.
Bước 3: Doanh nghiệp làm thủ tục báo tăng lao động, sau khi có kết quả thì thực hiện tiếp bước 4.
Bước 4: Doanh nghiệp làm hồ sơ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sau sinh theo mẫu Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH sau đó gửi về đường bưu điện cho cơ quan bảo hiểm.
Bước 5: Cơ quan bảo hiểm giải quyết hồ sơ (tối đa 06 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động nộp đủ hồ sơ) cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ mất phí bao nhiêu. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Nghỉ dưỡng thai có được hưởng lương không
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Câu hỏi thường gặp
Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 điều này do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, trường hợp sau thời gian hưởng chế độ thai sản, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày, tuỳ từng trường hợp. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Mẫu 01B-HSB là mẫu danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, thai sản – mẫu đơn này người sử dụng lao động chỉ cần lên trang web của bảo hiểm xã hội để tải.
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh: quý vị có thể tham khảo phần hướng dẫn điền vào đơn và tải mẫu đính kèm theo bài viết này của chúng tôi.
Giấy ra viên là giấy mà người lao động được nhận khi sinh con do bệnh viện cấp khi xuất viện.
Như vậy người lao động ngoài các giấy tờ trên thì không cần phải xin giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh tại nơi khác như trường hợp khác ví dụ như trường hợp hưởng chế độ khi khám thai cần có giấy xác nhận tại cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh mổ được nghỉ dưỡng sức 07 ngày hoặc 10 ngày tùy vào số lượng trẻ do người mẹ đó sinh ra. Cụ thể
– Sinh 01 con mà phải sinh mổ: Được nghỉ dưỡng sức tối đa 07 ngày.
– Sinh đôi trở lên mà sinh mổ: Được nghỉ dưỡng sức tối đa 10 ngày.