Người lao động có quyền được nghỉ không lương. Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ không lương sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Vậy đối với người lao động nữ, nghỉ không lương có được hưởng chế độ dưỡng sức không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin.
Căn cứ pháp lý
Số ngày nghỉ không phép của người lao động là bao nhiêu?
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Trường hợp này thì người lao động không phải xin phép người sử dụng lao động nhưng phải có thông báo (tin nhắn, cuộc gọi, email,…).
Ngoài ra, người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Trường hợp này tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên mà số ngày nghỉ không lương có thể dài, ngắn khác nhau. Nếu người sử dụng lao động không cho nghỉ thì người lao động không được tự ý nghỉ.
Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:
- Trường hợp 1: Nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn.
Người lao động được nghỉ 01 ngày.
- Trường hợp 2: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Bộ luật Lao động không quy định cụ thể thời gian nghỉ trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.
Người lao động xin nghỉ không lương cần điều kiện gì?
Điều 115 Bộ luật Lao động đã chỉ rõ các trường hợp người lao động được nghỉ không lương bao gồm:
- Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.
- Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Để xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên, người lao động phải đảm bảo điều kiện sau:
- Trường hợp 1: Phải thông báo với người sử dụng lao động.
Pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, emal, tin nhắn,…
- Trường hợp 2: Phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.
Không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định có bị phạt?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:
“Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;”
Như vậy, nếu không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định thì NSDLĐ có thể bị phạt tới 5 triệu đồng (nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt tới 10 triệu đồng).
Nghỉ không lương có được hưởng chế độ dưỡng sức?
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Theo quy định trên thì lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản 06 tháng và thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”
Như vậy, lao động nữ trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tư 05 đến 10 ngày.
Đang nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau?
Tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
“Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 nêu trên, thời gian nghỉ việc không hưởng lương sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau.
Do vậy,thời gian bạn bị tai nạn phải nhập viện trùng với thời gian nghỉ không lương sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai năm 2022
- Đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh năm 2022
- Từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nghỉ không lương có được hưởng chế độ dưỡng sức?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm dừng công ty; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, lệ phí đăng ký lại khai sinh; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102. Hoặc liên hệ theo:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.
Bởi vậy, để được nghỉ không lương để dưỡng thai thì bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.
Tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau: “4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”
Nếu được đơn vị đồng ý cho nghỉ không hưởng lương thì sẽ xem xết đến thười gian nghỉ không hưởng lương này là bao lâu. Như vậy khi bạn nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày làm việc trong tháng thì không có căn cứ hưởng lương để đóng BHXH tháng đó nên bạn sẽ không được đóng BHXH tháng đó. Nói nhưu vậy bạn sẽ không được hưởng chế độ từ BHYT trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.