Nghỉ phép cộng dồn 3 năm có được không?

bởi Đinh Tùng
Nghỉ phép cộng dồn 3 năm có được không?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Tấn Thành, hiện nay tôi đang làm việc cho một công ty đã được hơn 3 năm nay. Suốt quãng thời gian đó tôi chưa hề một lần nghỉ phép do không có nhu cầu cũng như tính chất công việc đòi hỏi có mặt 24/7. Ban lãnh đạo có hứa sẽ cho phép tôi nghỉ dồn và cứ 3 năm sẽ được nghỉ phép một lần bằng với thời gian nghỉ cộng lại của 3 năm trước đó. Tuy nhiên đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe thấy việc được nghỉ dồn như vậy nên có đôi chút thắc mắc. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi việc nghỉ phép cộng dồn 3 năm có được không, có đúng quy định pháp luật hay không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Nghỉ phép cộng dồn 3 năm có được không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  •  Bộ luật Lao động 2019

Nghỉ phép hay nghỉ phép hằng năm là gì?

Ngày nghỉ theo khái niệm đời sống thông thường được hiểu là những ngày không phải làm việc, là ngày được nghỉ ngơi sau những ngày phải làm việc. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì người lao động luôn có ngày nghỉ, tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội cũng như các chế độ chính sách pháp luật của mỗi nước mà số ngày nghỉ và các loại ngày nghỉ được quy định khác nhau. Nhưng nhìn chung mục đích của những ngày nghỉ là nhằm để đáp ứng yêu cầu tối thiểu của người lao động về nghỉ ngơi cũng như có những ngày nghỉ lễ truyền thống của mỗi nước, là ngày mà cả nước cùng nhau tôn vinh những ngày lễ. Dù là ở nước nào thì ngày nghỉ luôn là ngày cần thiết cho người lao động.

Còn ở nước ta, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 thì ngày nghỉ được hiểu là ngày mà người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động theo hợp đồng lao động và theo Bộ Luật lao động. Có nhiều loại ngày nghỉ trong luật, có những ngày nghỉ có lương và những ngày nghỉ không có lương. Dù là ngày nghỉ có lương hay không có lương thì những ngày nghỉ này đều là quyền lợi của người lao động mà người sử dụng lao động bắt buộc phải đáp ứng cho người lao động. Trường hợp trong những ngày nghỉ mà người lao động vẫn đi làm thì người lao động phải được hưởng lương tăng ca (đối với ngày nghỉ không hưởng lương), được hưởng đồng thời lương của ngày nghỉ và lương của ngày làm việc (đối với ngày nghỉ có hưởng lương).

Nghỉ phép cộng dồn 3 năm có được không?

Câu hỏi nghỉ phép cộng dồn 3 năm có được không là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi trường hợp này xảy ra ở khá nhiều doanh nghiệp hiện nay. Và để trả lời một cách chuẩn xác thì căn cứ theo Điều 113 và Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu đủ năm sẽ có 12 ngày nghỉ phép. Số ngày nghỉ dao động từ 12 đến 16 ngày tùy điều kiện làm việc và áp dụng với từng nhóm lao động cụ thể.

Người làm việc chưa đủ một năm thì số ngày nghỉ tính theo tỷ lệ tương ứng số tháng làm việc. Nếu làm việc từ 5 năm trở lên thì mỗi năm được cộng thêm 1 ngày phép. Lao động thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép hằng năm thì được chủ doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Luật lao động hiện hành không quy định về việc cộng dồn ngày nghỉ phép còn dư sang năm tiếp theo. Song theo Điều 113 BLLĐ, lịch nghỉ hằng năm do chủ doanh nghiệp quyết định và phải tham khảo ý kiến, thông báo cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp để chia nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Như vậy, nếu lao động chưa nghỉ hết số ngày phép trong năm thì có thể thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để chuyển sang năm sau. Nếu được đồng ý, người lao động được nghỉ phép cộng dồn và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Nếu không cộng dồn nghỉ phép sớm, người lao động cũng có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương, theo Điều 115 BLLĐ.

Song các phương án nghỉ này do hai bên thỏa thuận với nhau, nên người lao động phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động, nếu không sẽ bị coi là tự ý nghỉ việc.

Nghỉ phép cộng dồn 3 năm có được không?
Nghỉ phép cộng dồn 3 năm có được không?

Thời gian được tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động được quy định thế nào?

Vấn đề tính số ngày nghỉ phép năm là điều mà ít người lao động thực sự nắm được, nếu như người lao động không thực sự hiểu rõ về cách tính số thời gian đó thì chính quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng, và căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau:

“Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động

1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.”

Như vậy, thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được quy định như trên.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghỉ phép cộng dồn 3 năm có được không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về soạn thảo đơn kêu cứu giải quyết tranh chấp đất đai,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trong thời gian bao lâu thì người lao động mới được tăng thêm 01 ngày nghỉ phép năm?

Theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:
“Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
Như vậy, cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Nghỉ việc có được trả tiền lương nghỉ phép năm chưa nghỉ hết hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm như sau:
“…
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
…”

Đối chiếu quy định trên, như vậy, khi bạn nghỉ việc công ty sẽ phải thanh toán lại tiền lương cho những ngày nghỉ phép năm mà bạn chưa nghỉ hết phép.

Cách tính ngày nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
“1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.”
Theo đó, cách tính ngày nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm