Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Quỳnh Mai, hiện tại tôi đang mang thai được 8 tháng, theo như tính toán thì tôi sẽ sinh vào cuối tháng sau. Cả tôi và chồng đều đang tìm hiểu các thông tin về việc hưởng chế độ thai sản và có một điều tôi vô cùng băn khoăn không biết theo quy định pháp luật thì mình sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Điều kiện hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Ngoài ra người lao động cũng cần đáp ứng thêm điều kiện về thời gian tham gia để được hưởng chế độ thai sản:
– Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Ngoài ra, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.
Nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
Tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
– Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Như vậy, ví dụ bạn sinh con vào ngày 20/5 thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của bạn được tính từ ngày sinh con tức là từ ngày 20/5 đến hết ngày 19/11.
Tuy nhiên, giả sử nếu bạn xin nghỉ sinh vào ngày 29/5 nhưng ngày 3/6 bạn mới sinh con thì thời gian nghỉ thai sản của bạn lại được tính từ ngày 29/5.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?
Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, tùy từng trường hợp hưởng chế độ thai sản mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ là khác nhau. Cụ thể:
* Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:
– Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện; trường hợp chuyển tuyến KCB trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
* Lao động nữ sinh con:
– Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.
– Trường hợp con chết sau khi sinh: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con, bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con; nếu chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
– Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con: Có thêm bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
– Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con: Có thêm Biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
– Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai: Có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.
– Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con: Có thêm bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
* Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi: Bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
* Trường hợp lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con:
– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc Bản sao giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh của con;
– Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà Giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi, nếu không thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
* Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con:
– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
– Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ thám tử theo dõi,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn nghỉ thai sản cho người lao động mới năm 2023
- Hồ sơ hưởng thai sản gồm những giấy tờ gì?
- Chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Để người lao động được hưởng chế độ, các cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản nêu trên cho người sử dụng lao động.
– Trường hợp thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
Bước 2: Người sử dụng lao động lập hồ sơ
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ (bao gồm hồ sơ của người lao động và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản) nộp cho cơ quan BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ
Cơ quan BHXH chi trả tiền thai sản cho người lao động trong vòng:
– 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động;
– 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.
Căn cứ: Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp điều kiện về thời gian đóng BHXH như sau:
– Trường hợp sinh con thông thường: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Trường hợp thai yếu phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Phải đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, trong đó có từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thậm chí, khoản 4 Điều 31 Luật BHXH 2014 cũng nói rõ, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Có thể thấy, việc nghỉ hưởng chế độ thai sản chỉ phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH trước khi sinh con chứ không căn cứ vào việc người lao động nghỉ việc hay còn làm việc.
Do đó, dù nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản nhưng đã đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian đóng BHXH thì người lao động vẫn được thanh toán tiền trợ cấp thai sản.
Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động sẽ được thực hiện theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như vậy, khi nghỉ hưởng thai sản, người lao động sẽ không phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nhưng vẫn được tính là tham gia BHXH, đồng thời còn được cơ quan BHXH đóng BHYT.
Do vẫn duy trì việc đóng BHYT nên trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi về BHYT khi đi khám, chữa bệnh.
Mặc dù trong việc đóng BHYT do cơ quan BHXH thực hiện nhưng người lao động đang nghỉ thai sản cũng không cần phải đổi lại thẻ BHYT mà vẫn được tiếp tục dùng thẻ đã cấp để đi khám, chữa bệnh.