Chào luật sư, tôi hiện đang mang thai tháng thứ 7 dự kiến thì tháng 9 sẽ sinh con và nghỉ thai sản tại thời điểm đó. Tuy nhiên, trong khoản thời gian mà tôi nghỉ thai sản lại trùng với ngày lễ quốc khánh. Theo quy định của công ty thì ngày lễ lao động sẽ được nghỉ nhưng vẫn có tính lương và thưởng lễ. Vậy trường hợp của tôi nghỉ thai sản có được tính nghỉ lễ không? Xin được tư vấn.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng hưởng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2023
Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ có ý nghĩa quan trọng giúp hỗ trợ một phần kinh tế khi lao động nữ không đi làm, giảm lo lắng về vấn đề tài chính, giúp lao động nữ có thời gian để dưỡng sức và hồi phục. Tuy nhiên, người lao động cũng phải đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản, cụ thể là:
Căn cứ Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Lao động nữ mang thai;
(2) Lao động nữ sinh con;
(3) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
(4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
(6) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động tại trường hợp (2), (3), (4) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động tại trường hợp (2) đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật BHXH 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật BHXH 2014.
Nghỉ thai sản có được tính nghỉ lễ không?
Theo quy định của pháp luật ở các nước trên thế giới nói chung và pháp luật của Việt Nam nói riêng, khi những người lao động là phụ nữ sinh con thì họ đều được nghỉ một thời gian nhất định với mục đích là để chăm sóc con nhỏ, dưỡng sức,….Ở nước ta, việc nghỉ thai sản được quy định đối với cả lao động nam và lao động nữ.
Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
…
- Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ trùng vào ngày lễ, tết:
Tại Điều này quy định khi lao động nữ sinh con thì đối tượng này sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, nhưng trong trường hợp lao động nữ sinh con đôi trở lên thì cứ mỗi con, người lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng tính từ con thứ hai trở đi. Lưu ý rằng, lao động nữ được quyền nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Tại khoản 7 Điều này pháp luật quy định đối với trường hợp lao động nữ sinh con đang trong thời gian hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Tức là trong thời gian hưởng chế độ thai sản mà trùng với ngày lễ, tết (ngày 01/09, ngày 10/03,…) thì đối tượng đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là lao động nữ sẽ không được nghỉ bù.
Quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam trùng vào ngày lễ, tết:
Lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đối tượng này đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con.
Thời gian lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải thực hiện phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì tính cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải thực hiện phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai của người lao động nam được tính trong khoảng thời gian là 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Theo quy định này thì lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong “ngày làm việc”. Có nghĩa là, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của nam sẽ chỉ tính đối với những ngày làm việc của họ, còn đối với những ngày nghỉ hàng tuần doanh nghiệp đã quy định, ngày lễ, tết thì sẽ không được tính vào thời gian đó. Như vậy, trong trường hợp lao động nam nghỉ hưởng chế độ thai sản trùng vào ngày lễ, tết thì đối tượng này sẽ được nghỉ bù.
Ngoài ra, tại khoản 6 của Điều này cũng quy định về trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ lại chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo đúng xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì người cha sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi mà con đủ 06 tháng tuổi. Trong trường hợp này, pháp luật quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của đối tượng này sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Tức là trong thời gian hưởng chế độ thai sản mà trùng với ngày lễ, tết (ngày 01/05, ngày 30/04,…) thì đối tượng đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là lao động nam trong trường hợp này sẽ không được nghỉ bù.
Như vậy, Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian tính nghỉ sinh bắt đầu vào những ngày nghỉ tiếp theo sau khi sinh, trong trường hợp này là ngày chủ nhật, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Nghỉ thai sản có được tính nghỉ lễ không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như lệ phí tách thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai quy định tại Điều 37 Luật BHXH 2014 như sau:
– Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
=> Căn cứ quy định nêu trên thì công ty chị có thể quy định ngày nghỉ hàng tuần không phải là chủ nhật. Tuy nhiên nội dung này phải được ghi vào nội quy lao động.
Theo Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, thời gian nghỉ hưởng chế độ khi con ốm đau sẽ được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Cho nên, 4 ngày chị nghỉ chăm con sẽ không tính ngày nghỉ hàng tuần.