Quy định pháp luật liên quan đến người giám hộ luôn là chủ đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong các quyền của người giám hộ có quyền quản lý tài sản cho người được giám hộ. Đây là một trong những quyền quan trọng nhất và được quy định rất rõ ràng trong Bộ luật dân sự 2015. Vậy quyền quản lý tài sản của người giám hộ được quy định như thế nào? Người giám hộ có được thế chấp tài sản không? Bài viết “Người giám hộ có được thế chấp tài sản không” hôm nay của Luật sư X sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Quy định về quyền quản lý tài sản của người giám hộ
Giám hộ là một chế định đặc biệt theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, đây là hình thức để người được giám hộ (là những người yếu thế, thiệt thòi trong xã hội) được chăm lo đời sống và được nuôi dưỡng, chữa bệnh (trong trường hợp có bệnh lý dẫn đến khó khăn/không thể làm chủ được nhận thức, hành vi). Người được giám hộ tuy rằng có hạn chế về một số năng lực hành vi dân sự nhưng không vì vậy mà họ mất đi quyền được hưởng tài sản, có tài sản của mình. Một trong những trách nhiệm của người giám hộ là thực hiện quản lý tài sản của người được giám hộ.
Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 58, Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015, người giám hộ quản lý tài sản của người được giám hộ là thực hiện các công việc liên quan đến tài sản của người được giám hộ như sau:
– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chi dùng, phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người được giám hộ;
– Quản lý tài sản chung của người được giám hộ: Như kiểm tra, kiểm đếm, quản lý, sử dụng đúng mục đích, hoặc các công việc khác nhằm duy trì giá trị tài sản,…
– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng người được giám hộ. Ví dụ để thanh toán cho các khoản chi phí ăn uống, học hành, chữa bệnh… cho người được giám hộ;
– Người giám hộ tài sản của người được giám hộ được quyền thanh toán các khoản chi phí hợp lý cho công việc quản lý tài sản của mình;
– Người giám hộ được quyền thực hiện các giao dịch dân sự (trừ giao dịch tặng cho tài sản) liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ là người chưa thành niên hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. Ví dụ như trao đổi, mua bán, cho thuê, cho vay…. ;
– Người giám hộ được thực hiện một trong những giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ hoặc toàn bộ theo quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong trường hợp người được giám hộ là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Như vậy, việc quản lý tài sản của người giám hộ là việc người giám hộ tiến hành các công việc cần thiết để bảo vệ, chăm sóc, làm gia tăng giá trị tài sản của người được giám hộ (nếu được) để nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ.
Người giám hộ có được thế chấp tài sản không?
– Người giám hộ được quyền mang tài sản của người được giám hộ tham gia vào các giao dịch dân sự đối với trường hợp người được giám hộ là người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi nhưng phải vì lợi ích của người được giám hộ.
Cụ thể, khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người giám hộ khi đem tài sản của người được giám hộ tham gia giao dịch dân sự như sau:
- Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
…
Theo đó, người giám hộ được mang tài sản của người được giám hộ tham gia thế chấp vay ngân hàng nếu như việc thế chấp này được thực hiện là vì lợi ích của người được giám hộ và phải được người giám sát việc giám hộ đồng ý nếu tài sản thế chấp là tài sản có giá trị lớn (ví dụ đất đai, nhà cửa…).
Lưu ý: Việc thế chấp tài sản tại ngân hàng phải được lập thành văn bản và phải có công chứng/chứng thực, đăng ký thế chấp (đối với tài sản phải đăng ký) và người giám hộ phải có các tài liệu, văn bản chứng minh được giao dịch dân sự này là vì lợi ích của người được giám hộ.
- Đối với việc sử dụng tài sản của người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
…
- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.
Từ quy định này, suy ra, việc thế chấp tài sản của người được giám hộ tại ngân hàng trong trường hợp này chỉ được thực hiện nếu phù hợp quyết định của Tòa án.
Kết luận: Người giám hộ được quyền thế chấp tài sản của người được giám hộ nếu người giám hộ là người chưa thành niên hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng phải đảm bảo việc thế chấp tài sản là vì lợi ích của người được giám hộ và được người giám sát giám hộ đồng ý nếu nó là tài sản có giá trị lớn. Trường hợp người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người giám hộ chỉ được thế chấp tài sản của người được giám hộ nếu quyết định của Tòa án nhân dân cho phép.
Người được giám hộ là những ai?
Theo quy định của điều 47 BLDS 2015, người được giám hộ bao gồm các chủ thể sau đây:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
=> Lưu ý: Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên năm 2023
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng tài sản trên đất thuê như thế nào?
- Ai được làm giám hộ cho người chưa thành niên năm 2023?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Người giám hộ có được thế chấp tài sản không“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Cha mẹ được thế chấp tài sản của con chưa thành niên trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu con dưới 15 tuổi thì cha mẹ được thế chấp tài sản riêng của con vì lợi ích của con.
Thứ hai, nếu con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì cha mẹ được thế chấp tài sản riêng của con nếu được con đồng ý. Sự đồng ý này thực chất là một thỏa thuận dân sự, được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.
Người giám hộ được mang tài sản của người được giám hộ tham gia thế chấp vay ngân hàng nếu như việc thế chấp này được thực hiện là vì lợi ích của người được giám hộ và phải được người giám sát việc giám hộ đồng ý nếu tài sản thế chấp là tài sản có giá trị lớn (ví dụ đất đai, nhà cửa…).
Việc thế chấp tài sản tại ngân hàng phải được lập thành văn bản và phải có công chứng/chứng thực, đăng ký thế chấp (đối với tài sản phải đăng ký) và người giám hộ phải có các tài liệu, văn bản chứng minh được giao dịch dân sự này là vì lợi ích của người được giám hộ.