Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không?

bởi VanAnh

Bảo hiểm y tế ra đời nhằm hỗ trợ sức khỏe cho mọi người trong xã hội. Người dân có nghĩa vụ hoặc quyền tham gia bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xã hội ra đời không nhằm mục đích kiếm lời. Hiện nay, vướng mắc của nhiều người là quy định mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Đặc biệt là đối với những người nước ngoài hiện đang sinh sống ở Việt Nam. Vậy Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không? Thủ tục mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài như thế nào? Cùng LSX tìm hiểu nhé.

Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?

Theo khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Trong đó, hộ gia đình tham gia Bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Với hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình, Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã liệt kê cụ thể các đối tượng tham gia, bao gồm:

  • Người có tên trong sổ hộ khẩu, người có tên trong sổ tạm trú, trừ những người thuộc nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng.
  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
  • Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Người nước ngoài muốn tham gia bảo hiểm y tế tại ở Việt Nam có được không?

Căn cứ Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định những người được tham gia bảo hiểm y tế như sau:

– Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

– Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

– Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế mang tính kinh doanh.

Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài muốn tham gia bảo hiểm y tế thì vẫn được. Nhưng chỉ áp dụng trong một số trường hợp ở nội dung phía dưới.

Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm:

  • Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng tại Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
  • Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đối tượng có tên trong sổ hộ khẩu vừa nêu trên.
  • Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
  • Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Như vậy, nếu người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì được tham gia BHYT hộ gia đình.

Thủ tục người nước ngoài mua bảo hiểm y tế hộ gia đình

Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, cơ quan BHXH hoặc đại lý thu sẽ có trách nhiệm phải tiếp nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Và đây cũng là nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia BHYT theo hình thức này.

Trường hợp người nước ngoài tham gia BHYT theo hộ gia đình được thực hiện theo các bước được quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 595)

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền

– Địa điểm nộp hồ sơ: Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH (Đại lý thu phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH).

– Đóng tiền BHYT theo mức của đối tượng tham gia.

Bước 3: Nhận thẻ bảo hiểm y tế

Người nước ngoài nhận thẻ bảo hiểm y tế tại nơi mình đã nộp hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không
Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không?

Mức đóng BHYT hộ gia đình đối với người nước ngoài là bao nhiêu?

Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên trong hộ gia đình được xác định:

– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

– Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

– Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

– Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

– Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng tại năm 2022 là 1,49 triệu đồng. Do đó, mức đóng BHYT của người nước ngoài khi tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình như sau:

Thành viên hộ gia đìnhMức đóng
Người thứ 167.050 đồng/tháng
Người thứ 246.935 đồng/tháng
Người thứ 340.230 đồng/tháng
Người thứ 433.525 đồng/tháng
Người thứ 5 trở đi26.820 đồng/tháng

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài trên 60 tuổi, có sổ tạm trú thì thuộc đối tượng nào?

Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“…
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”
Người nước ngoài này về Việt Nam tạm trú chỉ có sổ tạm trú, do đó có thể cân nhắc đóng bảo hiểm y tế theo “nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình”.

Người nước ngoài được tham gia bảo hiểm y tế theo trường hợp nào?

Căn cứ Điều 1 và Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm mà người nước ngoài có thể thamgia bảo hiểm y tế như sau:
* Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
* Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
– Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
– Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
– Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
+ Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
+ Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, người tham động chỉ được tham gia bảo hiểm y tế nếu thuộc trong 2 trường hợp:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp.
+ Người nước ngoài có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm