Bảo hiểm xã hội là chế độ phúc lợi dành cho người lao động khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ có quy định khác nhau về mức đóng bảo hiểm xã hội. Không chỉ dành cho người lao động trong nước mà bảo hiểm xã hội còn dành cho cả những người lao động nước ngoài. Vậy theo quy định người nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội? Những điều cần chú ý khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Người nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, người lao động nước ngoài phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Lưu ý, trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp và đủ tuổi nghỉ hưu thì k bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động nước ngoài được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo quy định trên, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động nước ngoài là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất hàng tháng.
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Và thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người sử dụng lao động nước ngoài được xác định như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, khoản 2 Điều 16 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này.
3. Căn cứ vào khả năng cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng tại điểm b khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người sử dụng lao động nước ngoài hàng tháng tính trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài là 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Trường hợp người nước ngoài không phải tham gia BHXH
Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
+ Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
+ Là trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
+ Vào Việt Nam dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ;
+ Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp phát sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài đang ở Việt Nam không xử lý được;
Thủ tục tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài
Thủ tục đóng BHXH cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam về cơ bản sử dụng một số biểu mẫu tương tự đối với lao động trong nước. Tuy nhiên, đơn vị và người lao động cần lưu ý một số quy định đặc biệt.
Thủ tục đối với đơn vị sử dụng lao động
Khi phát sinh lao động nước ngoài phải đóng BHXH, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Mẫu TK3-TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH.
- Mẫu D02-TS danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.
Thủ tục đối với người lao động
Người lao động là công dân nước ngoài khi tham gia đóng BHXH sử dụng mẫu TK1-TS kê khai và chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH. Lưu ý, khi điền thông tin, các trường dữ liệu về họ tên, quốc gia, giới tính phải được ghi theo phiên âm quốc tế. Hồ sơ cá nhân đính kèm là bản đã được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục bán căn hộ cho người nước ngoài 2023 như thế nào?
- Chế độ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định ra sao?
- Thủ tục điều chỉnh thông tin sai trên sổ bảo hiểm xã hội mới năm 2023
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề kết hôn với người nước ngoài đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý vê giá ly hôn đơn phương nhanh chóng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người sử dụng lao động nước ngoài hàng tháng tính trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài là 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Người lao động là công dân nước ngoài khi tham gia đóng BHXH sử dụng mẫu TK1-TS kê khai và chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH. Lưu ý, khi điền thông tin, các trường dữ liệu về họ tên, quốc gia, giới tính phải được ghi theo phiên âm quốc tế. Hồ sơ cá nhân đính kèm là bản đã được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.