Dưới bài viết “Người phụ nữ Lăng mạ CSGT bị xử phạt ra sao theo quy định? Luật su X sẽ giải đáp cho bạn đọc về tội chống lại người thi hành công vụ. Mời bạn đọc đón xem.
Mới đây, theo thông tin được cung cấp Tổ 3 của CSGT tuần tra đường Láng và xử lý vi phạm nồng độ cồn nhận thấy người điều khiển xe Mercedes có biểu hiện khả nghi nên đã ra hiệu lệnh dừng xe. Kết quả kiểm tra cho thấy, tài xế xe ô tô tên N.V.D, ngụ quận Cầu Giấy, Hà Nội có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,093 mg/l. Người phụ nữ đi cùng xe ô tô với N.V.D khi CSGT đang làm nhiệm vụ. Cán bộ, chiến sĩ bị xúc phạm, hành hạ ở đó, đồng thời người thân liên tục bị CSGT gọi điện yêu cầu xuất trình tên, biển số xe. Người phụ nữ đi cùng xe ô tô với N.V.D khi CSGT đang làm nhiệm vụ đã có hành vi chửi bới, lăng mạ cán bộ đồng thời liên tục gọi điện thoại, yêu cầu chiến sĩ CSGT cho xem bảng tên, số hiệu.
Hành vi chống người thi hành công vụ là gì?
Hành vi chống người thi hành công vụ đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Theo đó, hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Người có hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
Người có hành vi chống người thi hành công vụ sẽ bị xử lý dưới 2 hình thức là truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
- Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.”
Và khi hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý hành chính.
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
- Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
- Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
- Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Người phụ nữ Lăng mạ CSGT bị xử phạt ra sao theo quy định?
Trong những trường hợp đó, hành vi vi phạm của những người tham gia giao thông trước hết tùy từng lỗi mà sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, ngày 26-5-2016 của Chính phủ.
Riêng đối với hành vi chống đối, lăng mạ, hành hung người đang làm nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ của người có hành vi vi phạm, cơ quan chức năng có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc chuyển cơ quan điều tra điều tra xử lý hình sự về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Nếu hành vi hành hung ấy dẫn đến thương tích cho người thi hành công vụ thì có thể bị xử lý hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.’
Cụ thể, việc xử lý hành chính đối với người cản trở, chống đối lực lượng chức năng sẽ căn cứ theo Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/1/2013 của Chính phủ.
Điều luật này xác định: “Hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng”.
Ở mức độ cao hơn như: dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan Nhà nước, của người thi hành công vụ; đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính thì sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Đối với trường hợp: “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”, theo tội “Chống người thi hành công vụ”, quy định tại Điều 257-BLHS thì người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Và mức hình phạt cao nhất ở tội danh này lên đến 7 năm tù.
Cũng với hành vi nêu trên nhưng nếu gây thiệt hại về sức khỏe cho CSGT thì có thể bị xử lý hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, theo Điều 104 – BLHS với mức hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân, trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc làm chết nhiều người.
Mời bạn xem thêm:
- Người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT không?
- CSGT có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không?
- Cục CSGT đề xuất siết chặt quy định sang tên đổi chủ khi mua, bán xe
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Người phụ nữ Lăng mạ CSGT bị xử phạt ra sao theo quy định?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Trích lục khai sinh Bắc Giang . Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Một người phạm tội chống thi hành công vụ khi người đó có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý sau:
Khách thể: là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định. Phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật.
Khách quan: có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật nhưng vẫn cố ý làm.
Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Tại Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định người thi hành công vụ như sau:
1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tại Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.