An toàn thực phẩm là vấn đề được người dân trong xã hội luôn luôn quan tâm. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm của người buôn bán thực phẩm. Và nếu không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Xã hội ngày càng phát triển, càng có nhiều nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy cùng LSX tìm hiểu một số nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay nhé.
Căn cứ pháp lý
Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người.
Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay bao gồm những vấn đề như sau:
Thứ nhất: Thực phẩm bẩn đang tràn lan ngoài thị trường:
- Các thực phẩm không đảm bảo về chất lượng.
- Không rõ nguồn gốc khiến nhiều người tiêu dùng khó để lựa chọn được những sản phẩm bảo đảm.
Thứ hai: Ngày càng có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng :
- Thuốc kích thích tăng trưởng.
- Sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi.
Những hóa chất cấm trong chế biến nông thủy sản và sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thiu, thối rữa….
Thứ ba: Quy trình chế biến không nghiêm ngặt hay do nhiễm độc từ
• Môi trường không đảm bảo vệ sinh
• Sử dụng nước thải sinh hoạt trong chế biến
• Nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho các hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh trong rau, củ, quả cao hơn nhiều so với quy định, hoặc thực phẩm không được rõ nguồn gốc … gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu.
• Nhiều cơ sở chế biến không bảo đảm vệ sinh, máy móc không bảo đảm đúng yêu cầu quy định của Nhà nước. Thứ năm: Các thông tin về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay
• Ngộ độc thực phẩm,
• Tình hình vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh gia súc, gia cầm,
Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. hãy cùng LSX điểm qua một số nguyên nhân nhé
- Nguy cơ từ những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây thì việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến từ việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt của người dân.
- Nguy cơ từ động vật thì hiện nay có rất nhiều người sử dụng thức ăn cho động vật, gia súc hay gia cầm là những thức ăn công nghiệp. Mà trong đó có chứa rất nhiều hàm lượng chất kháng sinh, chất bảo quản, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Không những thế, môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như quá gần với những nhà máy, xí nghiệp lớn, môi trường có nhiều tác động ô nhiễm… sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi khói bụi, không khí hay ô nhiễm nguồn nước từ đó mà gây nên việc ô nhiễm nguồn thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt. Đặc biệt, nhắc đến nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm không thể không kể đến quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.
- Đây là một trong những giai đoạn nếu thực hiện không đúng quy định, không có những giải pháp thích hợp thì rất dễ dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực hiện, khiến cho thực phẩm nhanh ôi thiu và hư hỏng… tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Bởi, khi chúng ta ăn phải những loại thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ dẫn đến nguy cơ rất là bị ngộ độc thực phẩm và hậu quả của việc này hết sức nghiêm trọng cho bản thân cũng như gia đình bạn.
Mức xử phạt vi phạm khi không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Mức xử phạt vi phạm khi không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.
Giải pháp hạn chế mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Trước thực trạng về thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030. Đề giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, cần sự đồng bộ từ 3 phía giải pháp: Cơ chế – chính sách; kinh tế – xã hội : Khoa học – công nghệ cũng như hành động từ phía: Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.
Về phía Nhà nước, Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật:
- Quy định có liên quan đến VSATTP cho phù hợp với tình hình đất nước,
- Khắc phục tình trạng chồng chéo; đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về những văn bản pháp luật liên quan đến ATTP.
- Bên cạnh đó, vẫn đề ra những chính sách nhằm ngăn chặn các sản thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta; gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
- Các cơ quan thẩm quyền liên quan cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, giết mổ động thực vật, trồng trọt, cơ sở chế biến,…), xử phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm VSATTP
Về phía Nhà sản xuất:
- Các cơ sở sản xuất, chế biến cần phải có những biện pháp để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.
- Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội,
Về phía người tiêu dùng:
- Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng các loại thực phẩm.
- Người dân cẩn thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như trích lục khai sinh, soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mã số thuế cá nhân tra cứu, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ LSX để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh chóng
- Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
- Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuậtphục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.