Nguyên nhân và giải pháp phòng chống tham nhũng

bởi Lò Chum
Nguyên nhân và giải pháp phòng chống tham nhũng

Trong thực tế ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo rất nhiều vấn đề trong đó thì vấn đề tham nhũng luôn được; Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tham nhũng hiện nay đã và đang trở thành quốc nạn, đe dọa; đến sự tồn vong của Đảng và của chế độ xã hội chủ nghĩa. Để góp phần nâng cao nhận thức trong; công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bài viết này tập trung làm rõ nguyên nhân tham nhũng.

Hiện nay, tham nhũng đã trở thành nguy cơ hiện hữu dẫn; đến sự suy đồi văn hóa, đạo đức của con người, xã hội; lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước. Tham nhũng thường có hai loại: tham nhũng “lớn” và tham nhũng “vặt”. Tuy nhiên, ranh giới giữa tham nhũng “lớn” và tham nhũng “vặt”; rất mỏng manh, chia ra như vậy là để phân biệt một cách tương đối; nhằm tìm ra phương thuốc đặc trị từng loại. Để hiểu rõ vấn đề Nguyên nhân và giải pháp phòng, chống tham nhũng Hãy cùng tham khảo; qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp luật

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018

Thực chất của vấn đề tham nhũng

Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước trước hết đại diện cho quyền lực; của một giai cấp nhất định, nó có chức năng điều hòa những lợi ích; của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Quyền lực của Nhà nước khi được trao cho những con người cụ thể, những người; đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực công, nếu không có cơ chế kiểm soát; dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hoặc lạm quyền. Sự gặp nhau giữa quyền lực công; khi không được chế ước với nhu cầu cá nhân vượt quá giới hạn cho phép, lòng tham, đã dẫn tới; việc sử dụng quyền lực công phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Đó chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng. Tham nhũng còn được coi là “sản phẩm của sự tha hóa quyền lực”.

Nguyên nhân và giải pháp phòng, chống tham nhũng
Nguyên nhân và giải pháp phòng, chống tham nhũng

Nguyên nhân phòng, chống tham nhũng

Tại các cuộc đàm phán về Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc; trước đây, người ta đều khẳng định là nơi nào hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các quy trình; ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà, lương công chức còn thấp,… thì ở đó tình trạng tham nhũng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ, đồng thời; số vụ có tính chất xuyên quốc gia cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Thứ nhất, sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận; không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức có quyền.

Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cơ hội thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa; địa vị, cục bộ, tham nhũng,…dễ dàng đưa không ít người từ chỗ là những cán bộ; tốt, những “công bộc” của nhân dân đến chỗ sa ngã, biến chất, trở thành; những “sâu mọt” đục khoét, trục lợi bất chính cho cá nhân.

Thứ hai, còn thiếu những chế độ, chính sách, quy định chặt chẽ để từng bước ngăn chặn tham nhũng, hay nói cụ thể hơn, để hạn chế và loại bỏ trên thực tế những điều kiện dung dưỡng cho sự nảy nở của tệ nạn này.

Chẳng hạn, chế độ tiền lương đối với đại đa số cán bộ, viên chức ở nước ta hiện nay, tuy đã nhiều lần được điều chỉnh theo hướng tăng lương cơ bản, những vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản thiết yếu, bởi trên thực tế, trong cuộc sống hằng ngày, luôn diễn ra tình trạng “lương tăng nhưng không theo kịp giá tăng”.

Thứ ba, tính tích cực của người dân trong đấu tranh chống tham nhũng chưa được phát động thường xuyên.

Người dân còn chưa thực sự được hướng vào hoạt động này một cách có tổ chức và có sự chỉ đạo chặt chẽ của cả hệ thống chính trị. Mặt khác, bản thân đa số người dân, do thiếu thông tin, trình độ dân trí còn hạn chế, chưa nhận thức thật đầy đủ vai trò của mình trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội với tư cách vừa là người chủ, vừa là công dân.

Thứ tư, vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật, như công an, viện kiểm sát, tòa án chưa được phát huy đầy đủ nhất.

Trên thực tế, những tiêu cực, hành vi tham nhũng lại hiện diện ở cả chính những cơ quan này mà chưa được tích cực ngăn chặn, đẩy lùi càng làm hạn chế hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Những trường hợp thanh tra viên, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tòa án nhận hối lộ đã xuất hiện ở nhiều nơi.

Giải pháp phòng, chống tham nhũng

Thứ nhất, cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật nước ta, cần quy định; chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm minh hơn, giảm bớt sự rườm rà; không cần thiết các thủ tục hành chính, phải có biện pháp; chế tài đủ mạnh để những công chức thấy rằng việc tham nhũng đem lại cho; họ “mất” nhiều hơn “được”.

Thứ hai, cần cải cách hệ thống chính sách giáo dục ở nước ta, xóa bỏ; tình trạng đặt nặng lý thuyết, chú trọng đào tạo chuyên môn; và phẩm chất đạo đức của thế hệ tương lai. Đồng thời các cán bộ cấp cao phải đi đầu trong; việc thực hiện gương mẫu, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn. Đồng thời tăng cường, củng cố tư tưởng chính trị, rèn luyện cho; các đảng viên, các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; để tăng cường sự vững mạnh của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta.

Thứ ba là phải kiềm chế mặt trái của nền kinh tế thị trường, tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường cổ phần hóa, phát triển kinh tế xã hội đồng bộ, giảm sự phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự độc quyền. Đồng thời tăng lương, tăng phúc lợi, tạo sự công bằng, xứng đáng cho các công chức, viên chức. Khi đồng lương đủ giúp họ trang trải cuộc sống thì họ cũng ít suy nghĩ đến tham nhũng hơn. Giải pháp này cần hoạch định lâu dài và có kế hoạch cụ thể.

Thứ tư, cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm soát trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã hội, xử lý mạnh tay đối với các hành vi tham nhũng, làm gương cho người khác, tách riêng bộ phận Thanh tra ra khỏi Chính phủ. Thực hiện thanh tra toàn diện, từ trung ương đến địa phương, trên mọi lĩnh vực. Tăng cường quản lý tài sản, ngân sách, nguồn viện trợ cũng như việc sử dụng tài sản của Nhà nước cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý.

Phải dựa vào nhân dân và báo chí để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, đưa nhân dân vào các bộ phận thanh tra, kiểm soát tham nhũng để hoạt động hiệu quả hơn, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Báo chí là công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và vạch trần tệ tham nhũng. Đồng thời cũng cần hạn chế sự độc quyền của các cán bộ, công chức trong một số lĩnh vực hay thủ tục nào đó dẫn đến tham nhũng.

Thứ năm, cần tuyển chọn, chọn lọc kỹ càng khi phân công, bổ nhiệm các cán bộ, công chức, bảo đảm phẩm chất đạo đức của các nhân viên nhà nước từ cấp thấp đến cấp cao. Ngăn chặn tham nhũng từ lúc bắt đầu nhất là đối với các quan chức đứng đầu và lực lượng thanh tra, quản lý. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh lọc, giáo dục trong bộ máy nhà nước. Lực lượng thanh tra, quản lý cần được tuyển chọn đặc biệt kỹ càng vì đây là lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phòng, chống và diệt trừ tệ tham nhũng ở nước ta.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Nguyên nhân và giải pháp phòng, chống tham nhũng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; xin cấp phép bay flycam tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cách khác phục nạn tham nhũng ?

Trong thời gian tới, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần tập trung vào những nội dung cụ thể: Tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp trong việc phòng, chống tham nhũng; tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế – xã hội để phòng, chống tham nhũng;
tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được chú trọng và đạt những kết quả tích cực

Một số đặc điểm của công tác PCTN?

– Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
– Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó; 
– Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc; 
– Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; 
– Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.

Dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng?

Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn. Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 4 nhóm người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao. Sự lợi dụng, lạm dụng thông qua
Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng). Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm