Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định 2022

bởi Bảo Nhi
Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi quy định 2022

Bài toán đầu tư luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Những người đầu tư luôn tự hỏi làm cách nào để đầu tư sinh ra nhiều lợi nhuận nhất mà cũng giảm thiểu được rủi ro lớn nhất có thể? Trên thị trường tài chính hiện nay, chứng chỉ tiền gửi càng ngày càng được phổ biến và trở thành một trong những kênh đầu tư đã đem lại nhiều lợi ích lớn cho người sở hữu. Hiện nay các ngân hàng đều tăng lãi suất lên mức rất cao để thu hút nguồn tiền gửi của khách hàng, có ngân hàng đã tăng lợi nhuận lên đến 9% /1 năm.

Người dân ngày nay được tiếp cận với những nguồn thông tin khác nhau, chính vì vậy mà họ cũng suy nghĩ nhiều hơn khi đặt số tiền đầu tư ở đâu để đảm bảo và sinh lời nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại chứng chỉ tiền gửi này, cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về chứng chỉ tiền gửi

Theo Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN thì chứng chỉ tiền gửi là:

“Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.“

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-NHNN thì chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu là những loại giấy tờ có giá theo quy định.

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá) theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.”

Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Đã được xóa án tích có được coi là phạm tội lần đầu không
Đã được xóa án tích có được coi là phạm tội lần đầu không

Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi được quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN như sau:

“Điều 11. Nguyên tắc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Thông tư này khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

3. Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:

a) Tên tổ chức phát hành;

b) Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;

c) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

d) Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

đ) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

e) Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;

g) Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức); 

h)  Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;

i) Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.”

Đối tượng được phát hành chứng chỉ tiền gửi

Theo Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:

“Điều 3. Đối tượng phát hành giấy tờ có giá
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:

1. Ngân hàng thương mại.

2. Ngân hàng hợp tác xã.

3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.”

Đối tượng được mua chứng chỉ tiền gửi

Đối tượng được mua chứng chỉ tiền gửi theo Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 12/2021/TT-NHNN) như sau:

“Điều 4. Đối tượng mua giấy tờ có giá

1. Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài. 

3. Đối tượng mua trái phiếu phải phù hợp với Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.”

“Điều 4. Thông tin giao dịch
Mọi giao dịch mua, bán giấy tờ có giá phải được thể hiện bằng hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Thỏa thuận về mua, bán giấy tờ có giá phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

4. Số tiền thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.”

Nội dung chứng chỉ tiền gửi

Việc biết rõ những nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định, nội dung chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

+ Tên tổ chức phát hành;

+ Tên gọi chứng chỉ tiền gửi;

+ Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

+ Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

+ Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

+ Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;

+ Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);

+ Đối với chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;

+ Các nội dung khác của chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến ly hôn đơn phương, hồ sơ ly hôn, điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline  0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Điểm khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm?

* Chứng chỉ tiền gửi
– Lãi suất: So với gửi tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn.
– Kỳ hạn: Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài hơn, tùy từng ngân hàng và đợt phát hành.
– Tính thanh khoản: Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn (tùy ngân hàng), vậy nên tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm. 
* Sổ tiết kiệm
– Lãi suất: Tùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng
– Kỳ hạn: Thông thường gửi tiết kiệm có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…
– Tính thanh khoản: Gửi tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản cao, khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn và cũng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.

Mục đích khi phát hành chứng chỉ tiền gửi như thế nào?

Được biết đến như một kênh đầu tư lợi nhuận, chứng chỉ tiền gửi được nhiều người lựa chọn vì lãi suất cao. Thế nhưng lại không có nhiều người quan tâm đến mục đích phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động như hiện nay thì đa số sẽ lựa chọn các kỳ hạn ngắn để dễ dàng chuyển đổi phương thức đầu tư. Như vậy có thể thấy mục đích phát hành chứng chỉ tiền gửi hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu nguồn vốn dài hạn. Lãi suất cao được các ngân hàng đưa ra nhằm mục đích kích cầu khuyến khích các nhà đầu tư chọn mua CD thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng.
Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân và thủ tục cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi. Theo quy định hiện hành, các ngân hàng sẽ tự chủ động trong các đợt phát hành CD và người đầu tư vào CD không phải nộp thuế. Trong khi đó, để phát hành trái phiếu, các ngân hàng buộc phải lập hồ sơ phát hành và có sự chấp thuận của cả Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đặc biệt nhà đầu tư khi mua trái phiếu sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thêm một lý do nữa chính là nhiều ngân hàng đang hướng đến mục tiêu tuân thủ Basel II. Theo đó, bên cạnh những rủi ro tín dụng thì các ngân hàng phải kiểm soát rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Nếu chiếu theo khung chuẩn mới, chắc chắn hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam sẽ thấp hơn mức hiện tại khá nhiều. Như vậy, việc tăng vốn là cách duy nhất để đạt được tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mới do CD được tính vào vốn cấp II của ngân hàng.

Những quyền lợi khi tham gia chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi là hình thức gửi tiền an toàn, lãi suất cao, dễ dàng chuyển nhượng sẽ giúp khách hàng an tâm và đáp ứng nguồn vốn linh hoạt cho các kế hoạch trong tương lai. Những quyền lợi nổi bật khi mua chứng chỉ tiền gửi như:
– Được hưởng lãi trên số tiền đã mua: Tương tự như tiền gửi tiết kiệm, hàng tháng sẽ có lãi suất trên số tiền mà khách hàng gửi. Tuy nhiên, với chứng chỉ tiền gửi dài hạn, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm thông thường.
– Được chuyển nhượng: Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền gấp hay không muốn sở hữu chứng chỉ tiền gửi đó nữa thì hoàn toàn có thể chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi của mình cho người khác, giá chuyển nhượng do hai bên cùng thỏa thuận. Khi đó, ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gian xác nhận quyền chuyển nhượng sở hữu chứng chỉ tiền đó.
– Được cho, tặng, biếu, thừa kế, ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành: Khách hàng hoàn toàn có thể cho hoặc tặng lại cho con cái, cha mẹ, người thân quen… Không quá phức tạp như tài sản thừa kế, cần có bản thừa kế, có luật sư, có người chứng kiến… Đối với chứng chỉ tiền gửi dài hạn khách hàng chỉ cần đến ngân hàng xác nhận cho, tặng, ủy quyền cho người khác. Ngân hàng sẽ hỗ trợ làm thủ tục cho hoặc tặng đơn giản, nhanh gọn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm