Điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo là như thế nào?

bởi Thanh Loan
Điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo là như thế nào?

Nghệ sĩ là người nổi tiếng với công chúng; những hình ảnh, phát ngôn, lời nói của nghệ sĩ khi chiếu lên có hàng trăm hàng nghinf người xem trên cả đất nước. Vì vậy, nó có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến suy nghĩ, hành động của người xem được nó. Vì vậy khi nghệ sĩ tham gia một chương trình gì đó, hay đóng một quảng cáo nào đó cần phải cân nhắc kĩ lương về tính chất, mức độ có lợi có hại cho mọi người, không gian dối, lợi dụng sự ảnh hưởng của bản thân để làm điều sai trái. Cùng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này ở bài viết “Điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo là như thế nào?” của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021

Điều kiện tiến hành nội dung quảng cáo

Để thực hiện hoạt động quảng cáo công ty cần đáp ứng điều kiện của Luật Quảng cáo và quy định của thông tư này. Cụ thể:

  1. Phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
  2. Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Theo Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm ban hành theo Quyết định số 42/2005/BYT của Bộ Y Tế.
  3. Điều 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
  4. Sản phẩm thực phẩm không thuộc danh mục những sản phẩm, hàng hóa bị cấm quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
  5. Sản phẩm thực phẩm của cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm; hoặc sản phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách; được cơ quan thẩm quyền Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
  6. Nội dung quảng cáo phải chính xác; đúng với chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm như đã công bố và đăng ký.

Thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định?

Bước 1: Chuẩn bị những hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký lần đầu gồm:

  1. Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2012/TT-BCT.
  2. Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính; để đối chiếu Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
  3. Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính; để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh.
  4. Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính; để đối chiếu thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  5. Tài liệu khoa học chứng minh tính chất; công dụng của sản phẩm đúng như nội dung đăng ký quảng cáo. Nếu thực hiện quảng cáo gian dối sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
  6. Hợp đồng thuê dịch vụ quảng cáo đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
  7. Bản cam kết sử dụng hình ảnh (trong trường hợp sử dụng hình ảnh).

Bước 2: Thẩm định hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan cấp phép.

  1. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đủ; hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu; không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để bổ sung thủ tục đúng theo quy định.
  2. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở; Sở công thương phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ; hướng dẫn cơ sở bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
  3. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp pháp. Sở Công Thương tiến hành thẩm định; thu phí; lệ phí theo quy định và thông báo kết quả thẩm định nội dung quảng cáo cho cơ sở dưới hình thức. Trường hợp thẩm định đạt yêu cầu: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu. Trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu: thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. Phí và lệ phí: 1.100.000 đồng/lần/sản phẩm.

Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công Thương.

Căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở công thương hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện.

Bước 4: Doanh nghiệp tiến hành quảng cáo theo nội dung đã được xác nhận

Sau khi được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo; Công ty sẽ tiến hành quảng cáo theo nội dung đã được cấp phép. Cụ thể khi quảng cáo trên các phương tiện như truyền hình; phát thanh; mạng internet thì Công ty sẽ gửi nội dung quảng cáo của mình tới cơ quan; đơn vị có chức năng phát thanh; truyền hình; mạng internet để họ đăng tải (Cục văn hóa – thông tin đối với internet và Đài Truyền hình đối với truyền hình, phát thanh).

Điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo là như thế nào?
Điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo là như thế nào?

Điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo là như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 về Quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác, cụ thể như sau:

1. Phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội. Thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định pháp luật.

2. Dùng uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng, chú trọng các hoạt động liên quan đến giáo dục sức khoẻ cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường.

3. Công khai, minh bạch kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.

4. Tham gia hoạt động quảng cáo phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.

5. Không tổ chức, tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; không thực hành, ủng hộ các hoạt động mê tín dị đoan, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Căn cứ theo quy định, khi nghệ sĩ tham gia quảng cáo cho một sản phẩm bất kỳ nào đó cần đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa.

Vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm của nghệ sĩ bị phạt như thế nào?

Theo Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm, theo đó:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình;

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;

b) Quảng cáo mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn;

c) Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này;

b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Theo quy định, khi quảng cáo thuộc các trường hợp quy định tại  Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP thì cá nhân quảng cáo có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 40.000.000 đồng hoặc buộc cải chính thông tin; buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo là như thế nào?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý thủ tục ly hôn đơn phương, hồ sơ ly hôn, hoặc vấn đề về tội tham ô tài sản bị kết án bao nhiêu năm tù… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Quảng cáo ở hội chợ được xem là một phương tiện quảng cáo có đúng không?

Căn cứ Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 quy định về phương tiện quảng cáo như sau:
1. Báo chí.
2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
5. Phương tiện giao thông.
6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

Có được dán quảng cáo trên cột đèn xanh đèn đỏ hay không?

Căn cứ Khoản 16 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:
– Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
– Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Có được quảng cáo hóa chất diệt côn trùng không?

Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định những sản phẩm không được quảng cáo thì trong đó không liệt kê đối với hóa chất diệt côn trùng. Do đó, vẫn được thực hiện quảng cáo. Tuy nhiên, cần chú ý những vấn đề tại Điều 6 Nghị định 181/2013/NĐ-CP như sau:
Nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải có các nội dung sau đây:
– Tên hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
– Tính năng, công dụng của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
-Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
– Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hoặc “Hạn chế phạm vi sử dụng đối với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong danh mục hạn chế sử dụng”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm