Tội tham ô tài sản bị kết án bao nhiêu năm tù theo QĐ năm 2022

bởi Thu Thủy
Tội tham ô tài sản bị kết án bao nhiêu năm tù theo QĐ năm 2022

Hiện nay, các vụ án lớn liên quan đến vấn đề quan liêu, tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn giữa các cơ quan công quyền, những cá nhân trong bộ máy nhà nước không còn hiếm gặp. Mà còn đần trở thành một “bầy sâu” trong Bộ máy hành chính quản lý nhà nước. Đây là vấn đề tiên quyết mà Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đáng lưu ý. Vậy hành vi tham ô tài sản là gì? Và hiện nay tội tham ô tài sản bị kết án bao nhiêu năm tù theo QĐ năm 2022? Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý:

Tội tham ô tài sản được hiểu là như thế nào?

Hành vi tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Người thực hiện hành vi tham ô là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước; doanh nghiệp,…

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi tham ô tài sản có bị đi tù hay không. Thực hiện hành vi tham ô có thể bị xử phạt hành chính; xử lý kỷ luật; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Tội tham ô tài sản bị kết án bao nhiêu năm tù?

Điều 353 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm nếu trị giá tài sản từ 02 đến dưới 100 triệu đồng; hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
Đã bị kết án về một trong các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Cụ thể, Điều 353 quy định chi tiết và cụ thể như sau:

“Điều 353. Tội tham ô tài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản

Được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

  • Thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Nghĩa là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như một phương tiện phạm tội để biến tài sản của Nhà nước thành tài sản của mình.
  • Hành vi khách quan của tội phạm: Là hành vi chiếm đoạt tài sản, được thực hiện một cách công khai hoặc bí mật. Thông thường, để che dấu hành vi chiếm đoạt, kẻ phạm tội thường có hành vi sửa chữa sổ sách; chứng từ, lập chứng từ giả, tạo hiện trường giả; tiêu hủy hóa đơn, chứng từ, đốt kho chứa tài sản…

Đối tượng tác động của tội phạm phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là:

  • Tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý khi người phạm tội có quyền chiếm hữu hợp pháp với tài sản.
  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng phải thỏa mãn một trong hai điều kiện:

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục I Chương này (các tội tham nhũng), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Chủ thể của tội phạm

Phải thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện, đó là; người phạm tội phải là người có chức vụ quyền hạn và là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Khoản 6 Điều 353 còn bổ sung nhóm chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp; tổ chức ngoài Nhà nước mà còn tham ô tài sản; cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Trên thực tế, chủ thể của tội tham ô tài sản thường thuộc ba nhóm sau:

Nhóm 1: Là người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý kinh tế;

( Ví dụ: thủ trưởng cơ quan, chánh văn phòng, trưởng phòng tài vụ, kế toán).

Nhóm 2: Những người đảm nhiệm công tác nghiệp vụ quản lý kinh tế tài chính

(ví dụ: kế toán, thủ quỹ, thủ kho…)

Nhóm 3: Những người đảm nhiệm những công việc mang tính độc lập nhưng có khả năng trực tiếp tiếp cận với tài sản; (Ví dụ: Người bảo vệ được quyền tiếp cận với tài sản, người lái xe chở hàng không có người áp tải).

Tội tham ô tài sản bị kết án bao nhiêu năm tù theo QĐ năm 2022
Tội tham ô tài sản bị kết án bao nhiêu năm tù theo QĐ năm 2022

Mặt chủ quan của tội phạm

Là lỗi cố ý trực tiếp.

Như vậy, người phạm tội tham ô tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đồng thời, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhẩt định đến 05 năm; phạt tiền đến 100 triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Tội tham ô tài sản bị kết án bao nhiêu năm tù theo QĐ năm 2022” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội, hoặc các vấn đề về vượt biên trái phép xử lý thế nào của chúng tôi,…. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt bổ sung tội tham ô tài sản là gì?

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy có thể thấy, tội tham ô tài sản là tội phạm có thể gây hậu quả rất nặng nề, nó có thể làm thiệt hại cho tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và ảnh hưởng đến Nhà nước, xã hội.

Người có chức vụ được hiểu như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 352 BLHS năm 2015 quy định: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng; hoặc do một hình thức khác có hưởng lương; hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định; có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm