Vượt biên trái phép xử lý thế nào theo quy định năm 2022?

bởi Minh Trang
Vượt biên trái phép xử lý thế nào?

Hiện nay, thực trạng vượt biên trái phép đang diễn ra rất phổ biến. Nguyên nhân là do một số người nhẹ dạ cả tin vào những lời mời, thông tin tuyển dụng hấp dẫn, việc nhẹ lương cao. Vì vậy đã có một bộ phận người dân bất chấp luật pháp đã vượt biên trái phép với hy vọng được đổi đời. Vậy vượt biên trái phép xử lý thế nào? Mức phạt cho những người vượt biên trái phép ra sao? Xin được giải đáp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Vượt biên trái phép xử lý thế nào? Mời bạn cùng đón đọc.

Căn cứ pháp lý

Vượt biên trái phép là gì?

  • Hiện nay, khi một công dân Việt Nam muốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để đến quốc gia khác phải qua các cửa khẩu, và làm thủ tục xuất cảnh.
  • Đây là nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Luật này cũng quy định công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện như sau:

+ Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;

+ Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

+ Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. 

(Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019)

  • Như vậy, người không tuân thủ các quy định về xuất cảnh theo quy định nêu trên sẽ bị xem là vượt biên trái phép.

Mức phạt hình sự cho hành vi vượt biên trái phép

  • Người vượt biên trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau: 

+ Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  • Ngoài ra, người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới cũng có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 346 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới như sau:

+ Khung 1: Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khung 2: Tái phạm nguy hiểm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Vượt biên trái phép xử lý thế nào?
Vượt biên trái phép xử lý thế nào?

Mức phạt hành chính cho hành vi vượt biên trái phép

  • Người có hành vi vượt biên trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu rơi vào các trường hợp được quy định tại Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1: Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

+ Trường hợp 2: Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

+ Trường hợp 3: Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

+ Trường hợp 4: Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, đối với các trường hợp 2, 3, 4 nêu trên còn bị hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Vượt biên trái phép xử lý thế nào?

  • Tội đưa người vượt biên trái phép chính là hành vi đưa người xuất nhập cảnh trái phép, không thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định pháp luật.
  • Người nào phạm tội đưa người vượt biên trái phép sẽ bị xử lý theo quy định tại điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  • Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người sẽ bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cụ thể như sau:
  • Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 – 05 năm với người thực hiện một trong các hành vi dưới đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người:

+ Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật,… có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)

+ Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật… bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người.

+ Những hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

  • Phạt tù từ 05 – 10 năm, nếu hành vi phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết người.
  • Phạt tù từ 10 – 12 năm, nếu hành vi phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 02 người trở lên.
  • Ngoài mức phạt trên, người có hành vi phạm tội còn có thể bị:

+ Phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vượt biên trái phép xử lý thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định tra cứu quy hoạch xây dựng; tra cứu quy hoạch đất; kết hôn với người nước ngoài, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhiệm vụ của bộ đội biên phòng là gì?

Theo Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì Bộ đội Biên phòng có 12 nhiệm vụ, cụ thể như sau:
Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.
Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.
Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.
Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.
Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.
Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.
Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.
Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
Bộ đội biên phòng được cho là một trong những đạo quân thực hiện nhiệm vụ cực kì nguy hiểm, yêu cầu cao về năng lực nghiệp vụ vì các chiến sĩ biên phòng không chỉ cần có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải có sự hiểu biết về các thông lệ quốc tế, thông minh, nhanh trí, quyết đoán. Bởi họ là lực lượng bảo vệ biên giới tổ quốc, những nơi giao thoa của văn hóa trong nước và các nước láng giềng.

Chức năng của nhiệm vụ biên phòng là gì?

Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm