Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định mới năm 2022

bởi Thu Thủy
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định mới năm 2022

Hiện nay, thực trạng người chưa thành niên hay nói dễ hiểu là trẻ em phạm tội ở Việt Nam không còn là một điều quá mới lạ hay hiếm gặp, có xu hướng trẻ hóa tội phạm. Thậm chí có những vụ án vô cùng tàn nhẫn và có tình tiết man rợ. Điều này không chỉ tạo ra sự nguy hiểm bất an trong quần chúng nhân dân. Mà còn đặt ra nhiều vấn đề nan giải về mặt xã hội học và giáo dục con người. Mặt khác, liệu pháp luật hình sự Việt Nam có nên giảm xuống độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của công dân? Vậy, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là gì, được quy định như thế nào? Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu kĩ hơn về khía cạnh này nhé!

Căn cứ pháp lý:

Trách nhiệm hình sự là gì?

Trách nhiệm hình sự được hiểu là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý có tính bất lợi mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước do việc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện tội phạm. Là kết quả của quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, kết quả của quá trình điều chỉnh của pháp luật hình sự. Được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.

Đặc điểm của trách nhiệm hình sự

Dưới góc độ của khoa học pháp lý, trách nhiệm hình sự có các đặc điểm cơ bản sau:

  • Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.
  • Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.
  • Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.
  • Trách nhiệm hình sự bao hàm các nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.

Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

“Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Việc quy định tại Điều 2 có ý nghĩa rất lớn, vì khi đó thì chỉ người thực hiện hành vi chứa đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định như vậy giúp đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Mặt khách quan của tội phạm:

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi là cách cư xử của con người ra thế giới khách quan được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội. Hành vi đó có thể gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội.

Mặt chủ quan của tội phạm: 

Cơ sở của trách nhiệm hình sự dựa trên yếu tố “lỗi” của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi được dựa trên quan điểm chủ quan của người phạm tội.

Mặt khách thể:

Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội phải xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây là dấu hiệu bắt buộc để xác định có cấu thành tội phạm hay không. Ngoài ra có các dấu hiệu không bắt buộc như: đối tượng của tội phạm, người bị hại.

Mặt chủ thể: 

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sư, tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Người đó phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại điều 12 của Bộ luật hình sự.

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 12 quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự tại Bộ luật Hình sự năm 2015 ghi nhận cụ thể như sau:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”

Như vậy Bộ luật Hình sự 2015 có quy định người từ đủ 16 tuổi là tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các loại tội danh mà pháp luật hình sự quy định và điều chỉnh, trừ những tội phạm có tính chất đặc thù mà Bộ luât này có những quy định cụ thể khác.

Tuổi được xác định để chịu trách nhiệm hình sự được xác định dựa trên những yếu tố như: Trình độ phổ cập giáo dục, trình độ dân trí, tâm lý, sinh lý của công dân; Ngoài ra còn có các yếu tố khách quan tác động như môi trường sống, xã hội, văn hóa phong tục của đất nước mà công dân cư trú. Từ đó tạo ra sự khác biệt giữa độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự giữa các nước trên thế giới.

Những lưu ý khác về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra Bộ luật Hình sự 2015 còn có quy định dành cho người từ 14 đến dưới 16 tuổi là được xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với 7 tội danh dưới đây. Được áp dụng trong tất cả các trường hợp, không phân biệt tội đó là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hay là đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định mới năm 2022
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định mới năm 2022

“2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).”

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định mới năm 2022” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp tội cho vay nặng lãi bị xử lý hình sự… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.”

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân phi thương mại như thế nào?

Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.“

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm