Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản theo quy định?

bởi DangNgocAnh
Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản theo quy định?

Trong những năm gần đây; Đảng và Nhà nước ta đã xác định tham ô tài sản là một trong những nguy cơ; đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Tham ô tài sản dẫn đến nhiều hệ lụy; làm biến chất, tha hóa tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên; làm mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Để khắc phục tình trạng này, BLHS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên qua; đã có những quy định cụ thể về đặc điểm, dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản theo quy định; khung hình phạt đối với loại tội phạm này. Vậy để nhận diện được tội tham ô tài sản, pháp luật nước ta đã quy định về dấu hiệu pháp lý như thế nào?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tham ô tài sản là gì?

  • Theo quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015: “Tội tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và sở hữu của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý”.
  • Theo quy định tại Khoản 6 Điều 353 BLHS năm 2015: “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản thì bị xử lý theo quy định tại điều này”.

Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản

Khách thể của tội tham ô tài sản

Khách thể là một trong những dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản. Khách thể này được quy định như sau:

  • Khách thể của tội tham ô tài sản là hoạt động đúng đắn của cơ quan; tổ chức và sở hữu của cơ quan, tổ chức đó.
  • Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng; nhiệm vụ do pháp luật hoặc do điều lệ, quy chế, quy định những hoạt động này; nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; tôn chỉ mục đích của cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • Những hoạt động không đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do tội phạm tham ô tài sản gây ra; đó là những quy định của pháp luật, của điều lệ, quy chế; hoặc phải thực hiện mà không thực hiện; buộc phải làm mà không làm, cấm không được làm thì lại làm.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của các cơ quan, tổ chức có thể phân ra thành hai nhóm:

  • Nhóm các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị – xã hội. Bao gồm: Các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; các tổ chức chính trị – xã hội; các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Nhóm các tổ chức kinh tế gồm: các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước và doanh nghiệp; tổ chức thuộc khu vực ngoài nhà nước.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội tham ô tài sản bao gồm các dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ; quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình. Hành vi chiếm đoạt tài sản của người có chúc vụ, quyền hạn trái với nhiệm vụ được giao.
  • Hành vi chiếm đoạt tài sản và thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn có mối quan hệ mật thiết với nhau; thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản tạo điều kiện cho hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
  • Hậu quả qủa tội phạm: theo quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015; người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý từ hai triệu đồng trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội tham ô tài sản

  • Chủ thể của tội tham ô tài sản là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự; đạt đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật. Chủ thể của tội tham ô tài sản thỏa mãn hai dấu hiệu:
  • Về dấu hiệu chung: là người có năng lực trách nhiệm hình sự; đạt đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
  • Về dấu hiệu chủ thể đặc biệt: là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản.

Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản

  • Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích.
  • Điều 10 BLHS năm 2015 quy định cụ thể về lỗi cố ý trực tiếp đối với tội tham ô tài sản. Tham ô tài sản là tội phạm có tính chất chiếm đoạt; lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp.
  • Mục đích: người tham ô phạm tội nhằm mục đích vụ lợi. Mục đích vụ lợi được người phạm tội xác định và hướng tới trước và trong khi thực hiện hành vi phạm tội; với mong muốn chiếm đoạt được tài sản của cơ quan, tổ chức giao cho mình nhiệm vụ quản lý về tài sản riêng của mình.

Phân biệt tội tham ô tài sản với tội tham nhũng

Tham ô tài sản và tham nhũng đều là những tội danh được quy định trong BLHS năm 2015; để phân biệt được loại tội danh này, ta dựa trên một số tiêu chí sau:

Khái niệm

Tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng; là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm một việc vì lợi ích; hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tham nhũng bao gồm cả hành vi tham ô.

Đối tượng của hành vi

Tham ô tài sản: Đối tượng hành vi của tội này là chiếm đoạt tài sản.

Tham nhũng: Tài sản mình có trách nhiệm quản lý; Tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa.

Mục đích

  • Mục đích của tham ô là chiếm đoạt tài sản
  • Mục đích của tham nhũng là chiếm đoạt tài sản; Làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Yếu tố tác động đến việc thực hiện hành vi

  • Tham ô tài sản: Tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện.
  • Tham nhũng: Tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện; trực tiếp hoặc trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Có thể bạn quan tâm

Giải quyết vấn đề

Như vậy, tham ô tài sản đang là một vấn đề lớn; nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Do đó, việc pháp luật quy định cụ thể về dấu hiệu, đặc điểm cũng như khung hình phạt cho tội danh này là điều cần thiết; thông qua những quy định này; việc xác định tội danh trở nên thuận tiện hơn; các chủ thể có lợi ích bị xâm phạm có thể đưa ra căn cứ chứng minh tội phạm này; đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đảm bảo được trật tự an toàn xã hội; hạn chế tỉ lệ tội phạm trong đời sống; Nâng cao trách nhiệm quản lý của cá nhân được giao nhiệm vụ; quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức nói riêng; trong bộ máy nhà nước nói chung….

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản theo quy định” . Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ lsx0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của tội tham nhũng có nhằm đến yếu tố vụ lợi không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Căn cứ vào quy định này, ta có thể thấy, yếu tố vụ lợi cũng là một trong những mục đích mà người phạm tội tham nhũng muốn đạt được.

Người có chức vụ được hiểu như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 352 BLHS năm 2015 quy định: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng; hoặc do một hình thức khác có hưởng lương; hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định; có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm