Nhà ở xã hội là một trong những loại hình nhà ở quen thuộc phù hợp với người dân có thu nhập thấp nhưng vẫn muốn mua nhà chung cư để sống và làm việc tại thành phố. Điều đặc biệt là tại các thành phố lớn hiện nay; nhu cầu về nhà ở xã hội ngày càng cao do lượng người lao động đến sinh sống và làm việc ngày càng nhiều. Trên thực tế, có rất nhiều người có mong muốn mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhà ở xã hội có sổ hồng hay không?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “ Nhà ở xã hội có sổ hồng không? ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Nhà ở xã hội là gì ? quy định về nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội được Luật nhà ở 2014 định nghĩa cụ thể tại khoản 7 điều 3 như sau:
“Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.”
Theo đó, mặc dù là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng phải đáp ứng tiêu chuẩn; về diện tích, quy định về xây dựng và kết cấu hạ tầng theo từng loại nhà cụ thể
Thứ nhất đối với nhà ở xã hội dạng chung cư
Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế; xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn; quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn diện tích sử dụng mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2, tối đa là 70 m2; bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án đầu tư xây dựng được tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần; so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành; do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Việc tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất phải đảm bảo; sự phù hợp với chỉ tiêu dân số, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian; kiến trúc cảnh quan trong phạm vi đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và phải được cơ quan có thẩm quyền; phê duyệt quy hoạch đó phê duyệt điều chỉnh.
Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh; được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích sử dụng căn hộ tối đa; nhưng mức tăng không quá 10% so với diện tích sử dụng căn hộ tối đa là 70 m2 và bảo đảm; tỷ lệ số căn hộ trong dự án có diện tích; sử dụng trên 70 m2 không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.
Thứ hai đối với nhà ở thấp tầng liền kề
Trường hợp là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng; của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2; hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm; phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhà ở xã hội có sổ hồng không?
Theo quy định của nhà nước thì hợp đồng mua bán, nhà ở xã hội sau 5 năm sử dụng sẽ được chủ đầu tư trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất của nhà nước thì chủ đầu tư phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà khi bạn đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Hiệu lực được áp dụng từ tháng 6/2016. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể nhận được “sổ đỏ” nhà ở xã hội sau khi thanh toán 100% tiền giá trị nhà.
Điều kiện mua nhà ở xã hội
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, đối tượng thuộc số thứ tự 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 trong bảng trên thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập như sau:
Điều kiện 1: Điều kiện về nhà ở
Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực (trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10 m2/người).
Điều kiện 2: Điều kiện về cư trú
Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội, trừ trường hợp theo thứ tự thứ 9.
Điều kiện 3: Điều kiện về thu nhập
Đối với đối tượng theo thứ tự 4, 5, 6 và 7 tại bảng trên thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Nói cách khác, phải là người có thu nhập hàng tháng từ 11 triệu đồng trở xuống (132 triệu đồng/năm) nếu không có người phụ thuộc.
Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng đối với đối tượng theo thứ tự 1, 8, 9 và 10 tại bảng trên thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập.
Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm?
Nhà ở xã hội cũng có nhưng quy đinh theo tiêu chuẩn như nhà ở thương mại, cụ thể theo Điều 55 Luật nhà ở 2014 quy định. Thời hạn sử dụng nhà ở dựa theo hai yếu tố:
- Cấp độ của công trình xây dựng.
- Kết quả kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở.
Cách tính thời hạn theo cấp độ công trình xây dựng theo đơn vị quản lý chất lượng được ban hành kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD như sau:
- Công trình cấp 4 có niên hạn sử dụng dưới 20 năm.
- Công trình cấp 3 có niên hạn sử dụng từ 20 đến dưới 50 năm.
- Công trình cấp 2 có niên hạn sử dụng từ 50 đến 100 năm.
- Công trình cấp 1 có niên hạn sử dụng trên 100 năm.
Cụ thể, các cấp công trình được phân cấp như sau:
Nhà ở xã hội có được thế chấp không?
Theo Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP:
Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì chủ sở hữu nhà ở xã hội không được chuyển nhượng trong trường hợp mua và sử dụng chưa đến 5 năm và chỉ được phép thế chấp và bán sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nhà ở xã hội có sổ hồng không“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đổi tên khai sinh Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu năm 2023
- Cách tính tiền sử dụng đất nhà ở xã hội năm 2023
- Quy định cấm công chứng mua bán nhà ở xã hội khi chưa đủ 5 năm
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở xã hội không được chuyển nhượng trong trường hợp mua và sử dụng chưa đến 5 năm và chỉ được phép thế chấp và bán sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mức lãi suất: Căn cứ Điều 1 Quyết định 532/QĐ-TTg, mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 là 4,8%/năm.
Thời hạn vay: Tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Nếu khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.