Ngày nay, việc nhận con nuôi khá là phổ biến đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn, không có khả năng sinh con. Tuy nhiên, việc nhận con nuôi cũng được pháp luật quy định chi tiết. Bên cạnh đó, một số vợ chồng khi nhận con nuôi còn muốn đổi họ cho con mình. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Nhận con nuôi có được đổi họ không?” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nhận con nuôi
Theo quy định tại khoản 3, điều 3 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có giải thích Con nuôi được hiểu là người được người khác nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký.
Điều kiện để nhận nuôi con nuôi như thế nào?
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đưa ra các điều kiện để nhận nuôi con nuôi của người nhận nuôi con nuôi trong nước, cụ thể cần đảm bảo các điều kiện như sau:
– Đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật con nuôi năm 2010
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật;
+ Về độ tuổi nhận nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có đầy đủ các điều kiện về: sức khỏe, kinh tế, chỗ ở ổn định đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi được tốt nhất;
+ Là người có tư cách đạo đức tốt để nhận nuôi con nuôi.
Thủ tục nhận con nuôi theo quy định mới nhất
– Việc nhận con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận nuôi (theo quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010)
+ Việc nhận nuôi con nuôi sẽ phải nhận được sự đồng ý của cha mẹ đẻ người được nhận nuôi, trường hợp nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc trường hợp không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại;
Trường hợp nếu cả cha mẹ đều chết, mất tích, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc trường hợp không xác định được thì phải nhận được sự đồng ý của người giám hộ; nếu nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên thì cần có sự đồng ý của đứa trẻ đó.
+ Người đồng ý cho làm con nuôi quy định trên phải được UBND cấp xã nơi thực hiện nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi; mục đích nhận nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha, mẹ đẻ và con sau khi được nhận làm con nuôi;
+ Sự đồng ý cho nhận làm con nuôi này phải hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, bị đe dọa hay mua chuộc, không có sự vụ lợi hoặc vì lợi ích vật chất khác.
+ Cha mẹ đẻ chỉ được phép đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất thời gian là 15 ngày trở lên.
– Việc người nhận nuôi con nuôi không làm mất đi quyền của cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó
Quan hệ này chỉ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi.
Theo đó, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con; giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác có liên quan.
Trường hợp không được nhận nuôi con nuôi
Pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi cũng quy định các trường hợp không được nhận nuôi con nuôi, cụ thể:
+ Người đang bị pháp luật hạn chế một số quyền đối của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Người đang thực hiện chấp hành quyết định xử lý hành chính ở cơ sở giáo dục và cơ sở chữa bệnh;
+ Người đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù theo quy định;
+ Trường hợp người chưa được xóa án tích theo quy định về một trong số các tội sau: các tội về cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác; trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người đã có công nuôi dưỡng mình; trường hợp dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; trường hợp mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Như vậy, nếu người nhận nuôi con nuôi thuộc một trong các trường hợp này thì việc nhận nuôi con nuôi sẽ không được thực hiện.
Cách ghi tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh của con nuôi
Riêng việc thay đổi họ, tên với con nuôi, khoản 2, 3 Điều 19 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau:
– Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha, mẹ: Bổ sung thông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh. Mục ghi chú trong sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”.
– Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng làm con nuôi: Giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh còn để trống phần khai về cha hoặc mẹ thì bổ sung thông tin về cha dượng, mẹ kế vào phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh hoặc sổ đăng ký khai sinh. Mục ghi chú của sổ đăng ký khai sinh ghi rõ là cha nuôi hoặc mẹ nuôi.
Nếu giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh có đủ phần khai về cha và mẹ thì thay đổi phần khai về cha dượng hoặc mẹ kế vào phần khai về cha hoặc mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh. Mục ghi chú của sổ đăng ký khai sinh ghi rõ cha nuôi hoặc mẹ nuôi.
Mẫu đơn xin nhận con nuôi
Mẫu đơn xin nhận nuôi con nuôi được quy định tại phần đính kèm của thông tư 12/2011/TT-BTP, trong đó nội dung của mẫu đơn bao gồm:
– Tên mẫu đơn là: đơn xin nhận con nuôi
– Kính gửi: gửi tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Thông tin của người xin nhận con nuôi, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc nào?, quốc tịch nào?, nghề nghiệp gì?, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số của thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, nơi cấp, ngày tháng cấp, địa chỉ để liên hệ, số điện thoại
– Thông tin của người được nhận làm con nuôi, gồm họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tình trạng sức khỏe
– Thông tin của cha mẹ người được nhận làm con nuôi
– Thông tin của người giám hộ hoặc cá nhân, tổ chức mà đăng nuôi dưỡng trẻ
– Quan hệ của trẻ được nhận làm con nuôi và người xin nhận
– Lý do là gì khi nhận con nuôi
– Cam kết
– Lời đề nghị
– Ký và ghi rõ họ tên của người xin nhận nuôi con nuôi.
Nhận con nuôi có được đổi họ không?
Theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2005, quyền thay đổi họ, tên được quy định như sau:
“Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt”.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 thì :”Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
– Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.”
Như vậy, theo căn cứ trên, chỉ cần cha mẹ có yêu cầu thì sẽ được thay đổi họ tên của con nuôi trừ trường hợp con trên 09 tuổi thì phải hỏi ý kiến của con.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam
- Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
- Thay đổi họ, tên cho con nuôi
- Thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi
Thông tin liên hệ
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Trên đây là tư vấn về “Nhận con nuôi có được đổi họ không?”. Nếu quý khách có nhu khác như hợp thức hóa lãnh sự, tra cứu quy hoạch xây dựng, soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ logo độc quyền, lập công ty,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 02 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, Lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài có nêu rõ về lệ phí đăng ký con nuôi bao gồm:
+ Lệ phí đăng ký đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi trong nước áp dụng đối với đối tượng là công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
+ Lệ phí đăng ký nhận nuôi con nuôi nước ngoài thực hiện áp dụng đối với trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đang thường trú ở nước ngoài, người nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam; người nước ngoài đang cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng mà nhận trẻ em Việt Nam đang thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi;
+ Lệ phí đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam đang tạm trú ở nước ngoài muốn nhận con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về thành phần hồ sơ nhận nuôi con nuôi bao gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn xin nhận nuôi con nuôi (theo mẫu quy định);
+ Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc Giấy tờ có giá trị thay thế khác (bản sao);
+ 01 Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế; tình trạng chỗ ở do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi đang thường trú (trừ trường hợp quy định tại khoản 3, điều 14 của Luật này).
Theo quy định tại Điều 19 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về việc nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết việc nhận nuôi con nuôi, quy định rõ:
Người nhận nuôi con nuôi thực hiện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của mình như trên và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nộp tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi đang thường trú hoặc nơi thường trú của người nhận con nuôi.
Như vậy, người nhận con nuôi nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc tại nơi thường trú của người nhận con nuôi.