Nhận hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

bởi PhamThanhThuy
Nhận hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Chào luật sư, hiện nay tôi đang làm công chức xã. Hôm qua, tự nhiên có một gia đình đã hẹn gặp mặt và đưa cho tôi một số tiền khá lớn để cho con trai khỏi phải đi nghĩa vụ. Tôi từ chối thì sau đó không hiểu tại sao lại họ lại có được số tài khoản mà chuyển vào tài khoản ngân hàng của tôi. Hiện nay theo quy định thì nhận hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hối lộ trong trường hợp nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:

Nhận hối lộ là gì?

Nhận hối lộ là việc một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào (lợi ích vật chất hoặc phi vật chất) cho chính bản thân người này hoặc cho người, tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Lợi ích này có thể cho một người hoặc một tổ chức khác mà không nhất thiết phải là chính người có chức vụ, quyền hạn.

Trong đó, hành vi làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể là hành vi trái pháp luật hoặc hành vi không trái pháp luật nhưng các hành vi đó đều được thực hiện trên cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Trên thực tế, hành vi nhận hối lộ ít khi được thực hiện một cách công khai, thuần túy như nhận tiền hoặc tài sản trao tay hoặc nhận thù lao. Thay vào đó, các hành vi nhận hối lộ ngày càng được thực hiện một cách tinh vi, kín kẽ và khó phát hiện.

Hành vi nhận hối lộ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và niềm tin của người dân, xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, làm suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ cũng như hoạt động quản lý nhà nước.

Nhận hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể bị xử lý hình sự về Tội nhận hối lộ:

– Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội: Tội đưa hối lộ, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Lợi ích phi vật chất.

Như vậy, trường hợp nhận hối lộ từ trên 02 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về chức vụ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự về Tội nhận hối lộ.

Nhận hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nhận hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Mức phạt Tội nhận hối lộ hiện nay được quy định ra sao?

Tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về các mức phạt áp dụng với Tội nhận hối lộ như sau:

Hình phạt chính:

– Khung 01:  

Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu nhận hối lộ từ 02 – dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng:

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc

+ Đã bị kết án về một trong các tội: Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Tội đưa hối lộ;…

– Khung 02:

Phạt tù từ 07 – 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 – dưới 500 triệu đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản 01 – 03 tỷ đồng;

+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;

+ Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

+ Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

– Khung 03:

Phạt tù từ 15 – 20 năm, phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 03 – dưới 05 tỷ đồng.

– Khung 04:

Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 – 05 năm, bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng. Đồng thời, có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hành vi Đưa hối lộ khi nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi đưa hối lộ nếu đủ các điều kiện của cấu thành tội phạm tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 Tội đưa hối lộ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Về mặt khách quan, hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Cụ thể, lợi ích ở đây có thể là Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất.
  • Về mặt chủ quan, Người phạm tội đưa hối lộ luôn thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
  • Về khách thể, Khách thể của tội đưa hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
  • Và cuối cùng phải đáp ứng cả mặt chủ thể, Người phạm tội đưa hối lộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Tội đưa hối lộ không phải là chủ thể đặc biệt, người phạm tội không nhất thiết phải là người có chức tội phạm này trong chương “các tội phạm về chức vụ” là vì khách thể của tội phạm chứ không phải vì chủ thể của tội phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nhận hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thành lập công ty Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự?

Tội nhận hối lộ được cấu thành do lỗi của Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng cụ thể:
Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 BLHS 2015, theo đó mức xử lý hình sự được áp dụng đối với trường hợp nhận hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; lợi ích phi vật chất.

Khách thể của tội phạm nhận hối lộ là gì?

Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

Thủ đoạn phạm tội nhận hối lộ hiện nay thế nào?

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện việc nhận hối lộ.
– Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 02 hành vi:
a.1 Hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc qua trung gian (1).
a.2 Làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa (2).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm