Nhiệm vụ của công tác phòng chống cháy nổ hiện nay

bởi Cẩm Tú

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, dẫn đến tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhanh chóng được hình thành và phát triển dẫn đến nguy cơ về cháy, nổ xảy ra cao. Mặc dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn một số đơn vị, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác phòng chống cháy nổ, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng.

Có thể nói, trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển thì công tác phòng chống cháy nổ càng chiếm giữ một vai trò quan trọng. Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu về nhiệm vụ của công tác phòng chống cháy nổ nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật phòng cháy, chữa cháy

Nhiệm vụ của công tác phòng chống cháy nổ

Hiện nay, mỗi tổ chức, cá nhân đều cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc phòng chống cháy nổ trong cuộc sống hàng ngày chứ không phó mặc trách nhiệm cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Vậy nhiệm vụ phòng chống cháy nổ của từng đối tượng cụ thể như sau:

Đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy

Căn cứ Điều 45 Luật phòng cháy chữa cháy:

Đề xuất việc ban hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy chữa cháy.

Theo quy định này thì đội phòng cháy chữa cháy tại chỗ căn cứ tình hình thực tế của đơn vị mà đề xuất với Ban lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan tổ chức ban hành các quy định, nội quy về phòng cháy chữa cháy đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy chữa cháy tại đơn vị.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy chữa cháy và xây dựng phong trào mọi người cùng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

Đội phòng cháy chữa cháy tại chỗ phải đề xuất kế hoạch tổ chức tuyên truyền phòng cháy chữa cháy trong nội bộ cơ quan, tổ chức thực hiện kế hoạch này trên thực tế nhằm nâng cao sự hiểu biết, kiến thức về phòng cháy chữa cháy, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy.

Tuỳ theo đặc điểm, tính chất hoạt động của từng cơ sở mà tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra về phòng cháy chữa cháy theo chế độ thường xuyên, định kỳ và đột xuất; nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định, nội quy về phòng cháy chữa cháy, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy, việc thực hiện các quy định của nhà nước về phòng cháy chữa cháy và thực hiện các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy của các cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra phòng chống cháy nổ phải tìm ra các sơ hở thiếu sót từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục.

Đối với các cơ quan, tổ chức

Đối với người quản lý phải có trách nhiệm phổ biến kiến thức về phòng chống cháy nổ cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan, tổ chức của mình, đồng thời duy trì hoạt động của đội phòng chống cháy nổ nội bộ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy, đảm bảo ngân sách đáp ứng đủ cho công tác phòng chống cháy nổ được vận hành hiệu quả nhất.

Đối với các hộ gia đình

Mỗi hộ dân cần hiểu được phòng chống chảy nổ là gì, có ý thức chủ động hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ, hơn nữa cần trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng trong nhà. Khi có cháy cần báo ngay với lực lượng phòng cháy chữa cháy, cùng phối hợp hiệu quả để xử lý đám cháy.

Ý nghĩa của công tác phòng chống cháy nổ

Nhiệm vụ của công tác phòng chống cháy nổ hiện nay
Nhiệm vụ của công tác phòng chống cháy nổ hiện nay

Công tác phòng chống cháy nổ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống:

Giúp người dân chủ động nắm bắt tình huống khi xảy ra cháy

Có sự hiểu biết về các phương pháp phòng chống cháy nổ sẽ giúp người dân có thể chủ động nắm bắt được tình hình, cách phòng tránh cháy nổ. Trong tình hình xảy ra hỏa hoạn có thể bình tĩnh xử lý, đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như người thân.

Giúp gắn kết cộng đồng, nhất là đối với cơ quan xí nghiệp

Qua các buổi tập huấn không chỉ nâng cao kiến thức cần thiết về phòng chống cháy nổ mà còn giúp mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.

Giúp hạn chế tối đa thiệt hại về người và của do cháy nổ gây ra

Ý nghĩa của phòng chống cháy nổ là giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Mọi người có thể hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến cháy, cách nào hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát trở lại. Bằng cách tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh được những trường hợp xấu xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiết hạn về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội.

Bên cạnh đó, có kiến thức, sự am hiểu thông tin về phòng chống cháy nổ giúp ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng cơ hội cháy nổ để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Nhiệm vụ của công tác phòng chống cháy nổ hiện nay . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo công văn xin tạm ngừng kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; trích lục đăng ký kết hôn online; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102. Hoặc liên hệ:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Nhà chung cư như thế nào mới là đối tượng của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?

Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên;
Nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

Giá bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là bao nhiêu?

Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được tính theo công thức sau:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí bảo hiểm x Số tiền bảo hiểm
Trong đó:
Số tiền bảo hiểm chưa tính thuế GTGT 10%.
Tỷ lệ phí bảo hiểm đã được quy định rõ trong biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Phụ lục 3, Thông tư 220/2010/TT-BTC.

Khi xảy ra cháy nổ cần làm gì?

Việc đầu tiên bạn cần làm là phải hết sức bình tĩnh để tìm cách xử lý. Cách tốt nhất mà bạn cần làm lúc này là phải tìm cách dập lửa ngay lập tức bằng bình bột, bình khí Co2, cát, chăn, nước hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được quanh đó có khả năng dập lửa.
Trong trường hợp đám cháy quá lớn và bạn không thể dập lửa thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm. Hãy hét lên cho mọi người trong nhà biết để cùng thoát hiểm, ngay sau đó lập tức ấn máy gọi 114 để được trợ giúp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm