Nhiều bản di chúc thì bản nào mới có hiệu lực pháp luật?

bởi Quỳnh
Nhiều bản di chúc thì bản nào mới có hiệu lực pháp luật?

Xin chào Luật sư X, tôi có một thắc mắc rất mong được tư vấn. Bố tôi mới qua đời ngày 5/2/2021. Sau khi bố tôi mất, gia đình tôi có tìm thấy di chúc do ông để lại. Tuy nhiên, bố tôi viết tận ba bản di chúc; bản thứ nhất viết vào ngày 28/12/2020, bản thứ hai viết ngày 20/1/2021 và bản cuối cùng vào ngày 2/2/2021. Việc bố tôi lập nhiều bản di chúc như vậy có được không? Và bản di chúc nào mới có hiệu lực pháp luật? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Phòng tư vấn Luật thừa kế của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Một người có thể lập nhiều bản di chúc hay không?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân khi muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Bởi vậy, tại nhiều thời điểm khác nhau, khi ý nguyện của người đó thay đổi thì người đó có thể lập di chúc mới. Theo quy định tại Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

  • Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.
  • Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
  • Nếu người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ.

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 56 Luật Công chứng 2014, khi một di chúc được công chứng, chứng thực; sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần; hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào thực hiện. Do đó, bất cứ lúc nào, người lập di chúc cũng đều có quyền lập di chúc mới thay thế cho bản cũ.

https://www.youtube.com/watch?v=-Mn1GFLa6Mk

Trong trường hợp có nhiều bản di chúc thì bản nào mới có hiệu lực pháp luật?

Cũng theo quy định tại Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc cũ bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ. Có thể hiểu, khi người lập di chúc đã hủy bỏ, thay thế di chúc cũ bằng một di chúc mới; thì di chúc cũ sẽ không còn hiệu lực thi hành. Đồng thời, tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.”

Điều luật quy định “đối với một tài sản” là không chính xác khi di chúc đề cập đến nhiều tài sản. Lẽ ra chỉ quy định là “đối với tài sản” là phù hợp. Người lập nhiều bản di chúc nhưng nội dung của các di chúc đó không mâu thuẫn với nhau thì các bản di chúc đó đều có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp thì Tòa án chỉ căn cứ vào bản di chúc được lập sau cùng; các bản di chúc trước đó có thể được coi là chứng cứ thể hiện thống nhất ý chí của người để lại di chúc. Do đó, nếu người lập di chúc chết thì bản di chúc sau cùng mới là bản di chúc có hiệu lực; và những người thừa kế phải căn cứ vào bản di chúc sau cùng này để phân chia di sản thừa kế.

Ngoài ra, trong trường hợp có nhiều bản di chúc nhưng không xác định được thời điểm lập di chúc; mà nội dung của các bản di chúc này không thống nhất, có mâu thuẩn với nhau thì có thể áp dụng Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015. Điều luật này quy định nếu những người thừa kế không thống nhất được về giải quyết mâu thuẫn của các bản di chúc; thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, tức là chia thừa kế theo pháp luật. Như vậy, trường hợp không xác định được di chúc sau cùng khi có nhiều di chúc khác nhau; có nội dung mâu thuẫn với nhau mà không thể giải thích thống nhất được; phải yêu cầu Tòa án giải quyết thì các bản di chúc đó đều không có hiệu lực pháp luật.

Tóm lại, một người có thể lập nhiều bản di chúc khác nhau để định đoạt cùng một tài sản và di chúc sau cùng mới là di chúc có hiệu lực. Như vậy, bản di chúc do bố bạn để lại vào ngày 2/2/2021 là bản di chúc có hiệu lực pháp luật.

Hi vọng rằng bài viết của Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư thừa kế: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Di chúc có được viết tắt hay không?” answer-0=”Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Vợ chồng có thể lập di chúc chung không?” answer-0=”Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng. Tuy nhiên, luật cũng không ra quy định cấm lập di chúc chung vợ chồng. Nhưng để thuận lợi và dễ dàng cho những người được hưởng di sản thừa kế làm thủ tục khai nhận di sản theo di chúc thì vợ chồng nên lập di chúc riêng.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thời hiệu thừa kế là gì?” answer-0=”Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm