Những quy định về giấy phép môi trường mới năm 2023

bởi Thanh Tri
Những quy định về giấy phép môi trường mới năm 2023

Giấy phép môi trường là một trong những loại giấy phép quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây là một chứng chỉ được cấp cho các hoạt động hoặc dự án có ảnh hưởng đến môi trường để đảm bảo rằng các hoạt động này sẽ không gây ra thiệt hại đáng kể cho môi trường và con người. Các quy định về giấy phép môi trường bao gồm các yêu cầu về nộp đơn đăng ký, thẩm định đánh giá tác động môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn hay quy định an toàn môi trường cập nhật. Các đối tượng phải có giấy phép môi trường trong hầu hết các trường hợp bao gồm các công ty, tổ chức và cá nhân tiến hành các hoạt động như sản xuất, xử lý và tiêu thụ các sản phẩm có khả năng làm ô nhiễm môi trường. Những quy định về giấy phép môi trường đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện trong môi trường lành mạnh và quy định các biện pháp phòng ngừa nguy hại môi trường. Đồng thời giúp các nhà quản lý có thể thu được một số lợi ích cụ thể từ việc thực hiện các yêu cầu khắt khe về an toàn và môi trường khi đảm bảo tuân thủ đúng thời hạn các quy định về giấy phép môi trường.

Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Những quy định về giấy phép môi trường mới năm 2023“. Hy vọng bài viết hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

Cơ sở pháp lý

Giấy phép môi trường là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng giấy phép môi trường là một văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Bên cạnh đó giấy phép môi trường được cấp khi đảm bảo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường?

Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:

  • Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:

  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020;
  • Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020  nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
  • Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng còn lại không thuộc thẩm quyền của 3 cơ quan trên.

Những quy định về giấy phép môi trường mới năm 2023
Những quy định về giấy phép môi trường mới năm 2023

Những quy định về giấy phép môi trường mới năm 2023

Cấp phép trong thời hạn 30 ngày

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cơ quan chức năng phải cấp phép môi trường; trong thời hạn 15 ngày đối với các dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

Với dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Đối với các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).

Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải, phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn…, việc cấp lại giấy phép môi trường phải thực hiện trong thời gian là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Thời hạn và các khoản chi phí cấp phép môi trường

Để triển khai những quy định mới về cấp phép môi trường, hiện nay, một số địa phương đã ban hành quyết định về việc thay đổi một số thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp huyện/UBND cấp xã trên địa bàn.

Đơn cử, Hà Nội mới đây đã ra Quyết định số 1040/QĐ-UBND công bố danh mục 11 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường, trong đó có quy định về thời hạn cấp phép, cấp phép lại, cấp đổi giấy phép môi trường.

Theo đó, các cơ quan chức năng phải cấp phép môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; trong thời hạn 15 ngày đối với các dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Đối với các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường); Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải, phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn…, việc cấp lại giấy phép môi trường phải thực hiện trong thời gian là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan Trung ương thực hiện. Cụ thể, phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường như sau: Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I (trừ một số dự án) có mức phí là 50 triệu đồng/giấy phép; đối với các dự án thuộc nhóm II hoặc các dự án, cơ sở nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biên chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh có mức phí là 45 triệu đồng/giấy phép. Phí thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép môi trường là 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở…

Trình tự và thủ tục xin giấy phép môi trường

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đối tượng tác động của dự án, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án phải xin giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng khác nhau. Tuy vậy, thủ tục xin giấy phép môi trường có thể được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là:

  • Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
  • Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận
  • Sở Xây dựng
  • Sở Giao thông vận tải
  • Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố…

Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

Bước 3: Thẩm định
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;

Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.

Trường hợp không thể bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

Bước 4: Trả kết quả
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Những quy định về giấy phép môi trường mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong bảo vệ môi trường nước mặt?

Theo Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
– Hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nước mặt;
– Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường;
– Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại sông, hồ liên tỉnh.

Giấy phép môi trường có thời hạn trong bao nhiêu lâu?

Theo quy định của pháp luật thì giấy phép môi trường có thời hạn khác nhau đối với từng đối tượng, cụ thể: Thời hạn là 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I; Thời hạn 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I; 10 năm đối với đối tượng không thuộc vào nhóm các đối tượng trên Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định như trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?

Theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường, có 14 hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
– Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
– Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
– Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
– Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
– Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
– Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
-Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
-Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
-Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
-Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
-Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm