Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

bởi Anh
Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện

Vay tín chấp là hình thức vay có hợp đồng bảo đảm và sử dụng hình thức bảo đảm là uy tín của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đối với các ngân hàng khác nhau thì mức vay tín chấp và quy định về hình thức vay tín chấp cũng khác nhau. Đây là gói vay được nhiều ngân hàng sử dụng hiện nay. Vậy trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả thì khoản nợ tín chấp sẽ bị xử lý như thế nào? Và nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Mời bạn đón đọc bài viết dưới đây của Luật sư X để có thêm những thông tin bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Tín chấp là gì?

Tín chấp là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong luật dân sự hiện nay. Tín chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng uy tín.

Theo Điều 344 Bộ luật Dân sự 2015, tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Khái niệm vay tín chấp?

Vay tín chấp là một trong những sản phẩm cho vay của ngân hàng. Hình thức vay này được xây dựng trên uy tín của bạn để ngân hàng cho vay. Uy tín của bạn sẽ thể hiện qua xác minh thu nhập cũng như xác minh tín dụng của bạn.

Bạn có thể vay khi cần tiền để lo chi phí cho những mục đích như: cưới hỏi, du lịch, mua những món đồ tiêu dùng… hoặc các nhu cầu khác để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tài chính của mình.

Vay tín chấp có thể vay theo lương, vay theo bảo hiểm nhân thọ, vay theo hóa đơn tiền điện, vay theo giấy phép kinh doanh, vay theo hợp đồng tín dụng trả góp, vay theo cà vẹt xe máy chính chủ và vay theo hạn mức thẻ tín dụng… Khách hàng đi vay tín chấp được vay bằng tiền mặt và trả góp cả gốc và lãi hàng tháng.

Việc đăng ký khoản vay tín chấp sẽ diễn ra theo hai phương thức: đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp tại ngân hàng. Trong đó, đăng ký trực tuyến vẫn được lựa chọn nhiều hơn do tốn ít thời gian và chi phí đi lại. Để có thể có được một khoản vay tín chấp, người đi vay phải hoàn thành ba bước cơ bản sau: đăng ký khoản vay, đợi xét duyệt và nhận giải ngân.

Đối với hình thức vay tín dụng, hạn mức của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Bạn có thể vay từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng nếu hồ sơ đủ điều kiện ngân hàng. Thời hạn vay cũng khá linh hoạt, có ngân hàng hỗ trợ cho phép bạn vay lên đến 60 tháng. Lãi suất vay tín chấp của mỗi ngân hàng cũng khác nhau. Lãi suất được tính dựa trên số tiền bạn vay cũng như điều kiện bạn đáp ứng.

Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Việc nợ ngân hàng là một hình thức vay được thực hiện dưới dạng hợp đồng. Trong hợp đồng này các đương sự sẽ thỏa thuận với nhau về thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền (nợ). Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Theo quy định này thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày đến hạn trả nợ được thỏa thuận trong hợp đồng mà người vay không trả nợ – vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì ngân hàng hoàn toàn có thể khởi kiện bên vay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nợ tín chấp quá hạn phải chịu trách nhiệm gì?

Về lãi suất

Trong trường hợp đến hạn trả tiền nhưng bên vay không trả hoặc không trả đủ thì bên vay có thể trả lãi tiền vay như sau:

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
  • Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
  • Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Như vậy, về lãi suất mà bên vay phải trả thì các bên phải dựa vào lãi suất đã được thỏa thuận trong hợp đồng, ngoài khoản tiền vay gốc và lãi vay thì khi bên vay trả nợ quá hạn còn bị trả thêm khoản phạt vi phạm.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016

Xử lý tài sản bảo đảm

Theo Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản bảo đảm bị xử lý trong những trường hợp sau:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Theo đó thì trường hợp quá hạn mà không trả nợ thì tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý theo trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Khoản 1 Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Theo đó, trước khi xử lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng phải thông báo bằng văn bản về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm cho bên vay. Nếu đến thời hạn này mà bên vay không trả nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm.

Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện
Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nợ tín chấp quá hạn không?

Nợ quá hạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn tùy vào từng trường hợp

  • Nợ quá hạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp bên vay không trả được nợ do không đủ khả năng trả nợ, bị mất việc hay phá sản,… (Lý do bất đắc dĩ).
  • Nợ quá hạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt khoản vay, quá hạn trả nợ nhưng không trả mặc dù vẫn có khả năng trả nợ; sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc không có khả năng chi trả.

Lúc này người vay có thể phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào nợ tín chấp trở thành quá hạn?

Cho vay là một trong những hoạt động cấp tín dụng mà ngân hàng được phép thực hiện, theo đó, ngân hàng sẽ giao hoặc cam kết giao cho khách hàng (bên vay) một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Như vậy, bản chất của hoạt động cho vay này cũng chính là vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo quy định của Bộ luật dân sự cũng như trên thực tế triển khai của ngân hàng thì hoạt động cho vay luôn được xác lập thông qua hợp đồng cho vay.
Hợp đồng này ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên về khoản tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quyền và nghĩa vụ của các bên và điều khoản về giải quyết tranh chấp. (Xem chi tiết tại Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)
Trong đó, điều khoản về nghĩa vụ của bên vay bao giờ cũng sẽ quy định rõ thời hạn thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc,lãi) cho ngân hàng.
Và theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dự nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Và bên vay cũng sẽ được ngân hàng thông báo về việc chuyển nợ quá hạn này.
Như vậy, nợ quá hạn ngân hàng được hiểu là khoản nợ tại ngân hàng mà người đi vay khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng theo thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng cho vay.

Quy định khởi kiện với nợ tín chấp quá hạn?

Về quyền khởi kiện tại tòa án, khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Theo đó, khi bên vay không trả nợ đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của ngân hàng và ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện tại tòa án.
Bên cạnh đó, trong Hợp đồng cho vay mà ngân hàng và bên vay thiết lập bao giờ cũng sẽ có điều khoản về giải quyết tranh chấp, trong đó ghi nhận phương thức giải quyết trước là thương lượng, thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Trường hợp không thể tự thỏa thuận được thì hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.
Như vậy, theo khía cạnh pháp lý và thực tiễn thì khi bạn có một khoản nợ quá hạn tại ngân hàng, bạn sẽ có thể bị ngân hàng kiện ra tòa yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng khi hai bên không thỏa thuận được với nhau cách thức giải quyết phù hợp với lợi ích của cả hai bên. Pháp luật không quy định cụ thể đó là thời hạn bao lâu kể từ khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và trong hợp đồng cho vay cũng không ghi nhận cụ thể về thời điểm phát sinh quyền này. Mà nó phụ thuộc vào thiện chí giải quyết vấn đề của bên vay nhưng chắc chắn bên ngân hàng sẽ có quyền khởi kiện để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ trong trường hợp này.
Và theo quy định pháp luật dân sự, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015). Theo đó, kể từ ngày đến hạn trả nợ mà bên vay không trả thì ngân hàng có quyền khởi kiện và được thực hiện quyền này trong thời hạn 03 năm kể từ ngày quá hạn trả nợ.

Nợ tín chấp quá hạn bao nhiêu tiền thì bị kiện ra toà?

Theo như phân tích tại mục 2, tổ chức có quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, điều đó đồng nghĩa rằng, ngân hàng có quyền khởi kiện khi có cơ sở về hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật liên quan đều không có quy định nào ghi nhận cụ thể số tiền nợ bao nhiêu thì ngân hàng mới được kiện ra tòa.
Nhưng trên thực tế, đối với khách hàng chậm thanh toán khoản vay theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, dù khoản tiền nợ quá hạn là bao nhiêu thì ngân hàng đều sẽ không tiến hành khởi kiện ra tòa ngay mà sẽ chuyển hồ sơ vay cho bộ phận xử lý nợ để thực hiện các công việc theo quy định trong nội bộ ngân hàng. Mục đích của ngân hàng là làm sao để thu hồi được khoản vay một cách nhanh chóng nhất do đó ở giai đoạn này nếu như bên nợ quá hạn có thiện chí hợp tác thương lượng về việc gia hạn thời gian trả nợ thì sẽ được kéo dài thêm thời gian. Kiện ra tòa là phương thức cuối cùng mà ngân hàng lựa chọn khi không còn cách thức nào khác bởi kiện tụng sẽ mất nhiều thời gian mà nếu người nợ quá hạn thực sự không còn khả năng thanh toán thì cuối cùng cũng khó mà thi hành án được.
Như đã nói ở trên, quy định pháp luật trong ngân hàng không quy định mức tiền nợ quá hạn để làm căn cứ xác định có khởi kiện hay không mà nó phụ thuộc vào nợ đó đã được coi là nợ xấu hay chưa, bởi đối với mỗi nhóm nợ sẽ có quy trình áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ. Và việc phân loại nợ xấu này thường được phân loại trên cơ sở định lượng theo thời hạn nợ quá hạn từ 1 ngày đến 360 ngày và được phân thành 5 nhóm nợ, nợ nhóm 1 (nợ quá hạn dưới 10 ngày), nợ nhóm 2 (nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu), nợ nhóm 3 (nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu), nợ nhóm 4 (nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai), nợ nhóm 5 (nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ được được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên). Tương ứng với mức độ xếp loại nợ xấu của khoản nợ thì ngân hàng cũng sẽ áp dụng các phương thức xử lý nợ quá hạn theo từng mức độ khác nhau.
– Đối với khoản nợ nhỏ vay với mục đích tiêu dùng (theo hình thức trả góp), chậm dưới 10 ngày thì ngân hàng áp dụng phương thức gia hạn nghĩa vụ thanh toán để người vay có thêm thời gian soay sở.
– Đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật để thu hồi nợ;
– Đối với những khoản vay lớn, đã xếp vào nhóm nợ xấu 3,4,5 thì ngoài việc áp dụng các biện pháp xử lý trên mà chưa hiệu quả thì việc khởi kiện ra tòa án sẽ được lựa chọn, nếu bên vay có động thái trốn tránh thì có thể sẽ bị ngân hàng bị tố cáo và khó tránh khỏi trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, đối với bên vay có khoản nợ quá hạn bị xếp vào nhóm nợ xấu thì sẽ bị ngân hàng đưa thông tin lên hệ thống CIC, trường hợp này khác hàng sẽ có lịch sử tín dụng xấu, khó có thể vay vốn lần sau. Đây cũng là một trong những biện pháp xử lý người vay có nợ quá hạn rất hữu hiệu để buộc người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ quá hạn của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm