Khi các khoản nợ có thời gian trả nợ quá hạn so với thời gian đã ký trên hợp đồng với ngân hàng, bạn có thể bị rơi vào danh sách nợ xấu. Mỗi khoảng thời gian quá hạn sẽ tương ứng với một nhóm nợ xấu khác nhau. Vậy nếu vướng vào nợ xấu muốn đi nước ngoài có được không? Trường hợp bị rơi vào nợ xấu ngân hàng có được làm hộ chiếu hay không?
Nợ xấu ngân hàng là gì?
Nợ xấu ngân hàng là khoản nợ mà bạn đã vay tại ngân hàng nhưng thanh toán không đúng hạn hoặc quá hạn hợp đồng đã ký trước đó với ngân hàng. Một khi đã bị nợ xấu thì không thể vay tiền ở bất cứ ngân hàng hay công ty tài chính nào. Chỉ khi nào bạn thanh toán hết khoản dư nợ còn thiếu và trải qua thời gian thử thách thì mới được phép vay tiếp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị nợ xấu ngân hàng. Một trong số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc nợ xấu ngân hàng phải kể đến đó là: Nợ xấu do không đủ khả năng trả nợ; Nợ xấu do cố tình trốn nợ; Nợ xấu do khoản vay không phải của mình.
Khi bị nợ xấu ngân hàng bạn sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu là việc đầu tiên. Thời gian trả chậm càng dài thì nhóm nợ xấu càng cao và rất khó có thể giải quyết. Tùy vào thời gian quá hạn nợ, những nhóm nợ xấu ngân hàng được ngân hàng xếp vào hiện nay:
- Nợ xấu nhóm 1: Là nhóm nợ có thời gian quá hạn trả nợ từ 1 – 10 ngày.
- Nợ xấu nhóm 2: Khoản vay quá hạn trả nợ từ 10 đến 30 ngày.
- Nợ xấu nhóm 3: Thời gian quá nợ từ 30 đến 90 ngày hoặc đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 1 nhưng đã quá hạn.
- Nợ xấu nhóm 4: Thời gian quá hạn trả nợ từ 90 – 180 ngày hoặc cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2 dù chưa quá hạn.
- Nợ xấu nhóm 5: Nhóm nợ có thời gian trễ hạn từ 180 ngày trở đi.
Nợ xấu ngân hàng có làm được hộ chiếu không
Theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, các trường hợp sau đây không được cấp hộ chiếu hoặc có hộ chiếu nhưng không được ra nước ngoài, cụ thể như sau:
- Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
- Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
- Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
- Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
- Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
- Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.
Theo đó, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh cụ thể như sau:
- Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
- Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
- Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Như vậy, nếu như vướng vào nợ xấu của ngân hàng, nhưng không thuộc các trường hợp đã nêu ở trên thì vẫn được làm hộ chiếu.
Một số lưu ý khi vướng vào nợ xấu ngân hàng
- Nếu như vướng vào nợ xấu tại ngân hàng, người vay sẽ phải chịu hình phạt là rất nặng làm ảnh hưởng tới kế hoạch vay vốn trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu người thân chung sổ hộ khẩu thì cũng không thể vay tiền được tại ngân hàng.
- Khi bị nợ xấu ngân hàng bạn sẽ bị tính phí phạt quá hạn rất cao. Khoản phí này sẽ bằng 150% lãi suất gốc của khoản vay. Lãi suất được tính dựa trên số tiền gốc, lãi quá hạn nhân với thời gian quá hạn thực tế.Để càng lâu thì số tiền phạt càng cao.
- Nợ xấu ngân hàng nếu tội nhẹ thì bị phạt tiền, còn nếu tội nặng có thể bị khởi kiện ra tòa và nặng nhất là phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với ngân hàng, các khoản vay mà khách hàng cố tình không trả rất có thể sẽ bị khởi kiện. Bởi ngân hàng không giống với các công ty tài chính, họ làm việc theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp nợ xấu nhưng nếu có tài sản thế chấp thì sẽ bị tịch thu tài sản và mang ra đấu giá để bù vào khoản vay.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Nợ xấu ngân hàng có làm được hộ chiếu không”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, trích lục sổ hộ khẩu, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833.102.102. để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Giấy cho vay tiền giữa 2 cá nhân năm 2022
- Cách cho vay tiền hợp pháp như thế nào theo QĐ 2022
- Đơn trình báo vay tiền không trả mới và chi tiết nhất
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện để cá nhân mở thẻ ngân hàng bằng hộ chiếu:
– Là công dân của nước Việt Nam, có quốc tịch Việt hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
– Người không vi phạm hành vi dân sự, pháp luật và đủ 18 tuổi trở lên để làm thẻ chính và 15 tuổi trở lên nếu làm thẻ phụ;
– Trường hợp làm thẻ tín dụng thì khách hàng cần phải có thu nhập trên 05 triệu hoặc thu nhập ổn định từ 12 tháng trở lên (chứng minh bằng giấy tờ sao kê lương);
– Mang theo hộ chiếu còn đang trong thời hạn sử dụng (thông thường hộ chiếu có thời hạn khoảng 05 năm hoặc 10 năm).
– Người mở thẻ đảm bảo không có lịch sử tín dụng xấu hay nợ xấu mà chưa thanh toán.
Như vậy, nếu như đang nợ xấu ngân hàng thì sẽ không được mở thẻ tín dụng bằng hộ chiếu, trường hợp muốn mở thì phải trả hết các khoản nợ cho ngân hàng.
Để thoát khỏi nợ xấu ngân hàng, khách hàng cần phải thanh toán hết số dư nợ gốc, phí, lãi còn thiếu. Phải thanh toán hết trong một lần sau đó ngân hàng sẽ xóa nợ xấu giúp bạn. Tuy nhiên, lúc này chúng ta vẫn chưa thể vay vốn được ngay mà phải vượt qua thời gian thử thách theo quy định.
Để tránh bị rơi vào nợ xấu ngân hàng thì cần phải lưu ý như sau:
– Chi phí trả nợ không quá 50% thu nhập. Tức là khách hàng phải kiểm soát được tài chính của mình trước khi đi vay tiền trả góp.
– Duy trì việc trả nợ ngân hàng
– Cần chú ý các khoản thẻ tín dụng phát sinh, đảm bảo việc trả nợ thẻ không quá 45 ngày, không chi tiêu vượt quá khả năng thanh toán.