Hiện nay, không ít các doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ xấu ngân hàng chồng chất, dẫn tới nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vậy theo quy định, Nhóm nợ nào được xem là nợ xấu ngân hàng? Cách xử lý khi bị ngân hàng kiện đòi nợ xấu như thế nào? Nợ xấu ngân hàng không trả có sao không? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Những người bị xác định là nợ xấu sẽ liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.
Cách xác định nợ xấu hiện nay thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nhóm nợ nào được xem là nợ xấu ngân hàng?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, có quy định.
8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Và tại Điều 10 Thông tư có quy định về các nhóm nợ như sau:
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
(iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
(v) Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
(i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
(i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
(vii) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(viii) Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
(ix) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;
(x) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Cách xử lý khi bị ngân hàng kiện đòi nợ xấu như thế nào?
Khi dính nợ xấu, người vay nên tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để hai bên cùng đưa ra phương án giải quyết phù hợp.Trong trường hợp bị ngân hàng kiện ra đòi nợ, người vay phải chú ý tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Đặc biệt, không được tỏ thái độ né tránh, bất hợp tác và nghĩ ra các cách để trốn nợ.
Mặc dù vay nợ là vấn đề dân sự, tuy nhiên nếu người vay có hành vi vi phạm pháp luật hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để xử lý hình sự.
Nợ xấu ngân hàng không trả có sao không?
Trường hợp không có khả năng trả nợ xấu ngân hàng
Trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Theo đó, nếu người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì mới bị xử lý hình sự.
Trường hợp có khả năng trả nợ xấu ngân hàng nhưng cố tình không trả
Nếu có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, nếu trốn nợ, cố tình không trả tiền ngân hàng, người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng hơn là phạt tù có thời hạn đến 20 năm.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Sử dụng đất của người khác có được không?
- Đất ở kết hợp sản xuất là gì?
- Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nợ xấu ngân hàng không trả có sao không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, thời hạn của hộ chiếu ngoại giao… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật không quy định việc bị nợ xấu thì không được xuất cảnh. Trong trường hợp trên nếu bạn đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì bạn có thể xuất cảnh.
Theo quy định, nợ xấu nhóm 5 là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.