Pháp luật quy định cách tính tăng lương hưu từ 1/7/2023

bởi Hoàng Yến
Pháp luật quy định cách tính tăng lương hưu từ 1/7/2023

Lương hưu là một trong những quyền lợi hợp pháp và là vấn đề đáng được quan tâm của các đối tượng được hưởng chính sách lương hưu theo quy định Nhà nước. Từ ngày 1/7/2023 Nhà nước ban hành điều chỉnh mức tăng lương hưu. Vậy những ai được hưởng chính sách này? Pháp luật quy định cách tính tăng lương hưu từ 1/7/2023 như thế nào? Mời quý đọc giả đón xem bài viết bên dưới của Luật sư X để hiểu thêm thông tin chi tiết! Hy vọng bài viết hữu ích đến quý đọc giả.

Căn cứ pháp lý

Đối tượng được tăng lương hưu từ ngày 1/7/2023

Nghị định 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước 1/7/2023, bao gồm 9 nhóm.

Thứ nhất, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

Thứ hai, cán bộ xã, phường, thị trấn.

Thứ ba, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Thứ tư, cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Thứ năm, quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

Thứ sáu, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Thứ bảy, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Thứ tám, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

Người đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 1/1/1995.

Điều chỉnh mức tăng lương hưu từ ngày 1/7/2023

Theo Nghị định, tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Từ 1/7/2023, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Pháp luật quy định cách tính tăng lương hưu từ 1/7/2023

Từ ngày 01/7/2023, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng tăng, cụ thể như sau:

– Tăng thêm 12,5% lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP:

Mức lương hưu của tháng 7/2023 = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 x 1,125

– Tăng thêm 20,8% lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP:

Mức lương hưu của tháng 7/2023 = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 x 1,208

Pháp luật quy định cách tính tăng lương hưu từ 1/7/2023

Pháp luật quy định cách tính tăng lương hưu từ 1/7/2023

Nguồn kinh phí thực hiện tăng lương hưu từ 01/7/2023

Căn cứ Điều 3 Nghị định 42/2023/NĐ-CP thì nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này được quy định như sau:

– Ngân sách nhà nước bảo đảm đối với các đối tượng:

+ Hưởng chế độ BHXH trước ngày 01/01/1995;

+ Hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 và các đối tượng sau đây:

++ Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981.

++ Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 38/2010/QĐ-TTg).

++ Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.

++ Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

+ Hưởng lương hưu theo Nghị định 159/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2011/NĐ-CP và Nghị định 23/2012/NĐ-CP.

– Quỹ BHXH bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ BHXH từ ngày 01/01/1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng theo: Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP.

Khi nào người lao động bị tạm dừng hưởng lương hưu?

Căn cứ Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, cụ thể như sau:

1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất cảnh trái phép;

b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;

c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.

Theo đó người đang được hưởng lương hưu sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Xuất cảnh trái phép.

– Bị Tòa án tuyên bố là mất tích.

– Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Pháp luật quy định cách tính tăng lương hưu từ 1/7/2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Tuổi nghỉ hưu của người lao động hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động cụ thể như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, hiện nay là năm 2023 tuổi nghỉ hưu của lao động làm việc trong điều kiện bình thường là:
– Đủ 60 tuổi 09 tháng đối với lao động nam.
– Đủ 56 tuổi đối với lao động nữ.

Người lao động hưởng lương hưu trên 100 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, Chính phủ quy định 14 nguồn thu nhập được miễn thuế. Trong đó, lương hưu được quy định như sau:
Thu nhập được miễn thuế
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn rõ hơn và quy định rất chi tiết các khoản thu nhập được miễn thuế:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
k) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện.
Như vậy, lương hưu là khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân và dùng lương hưu cao hay thấp đều sẽ không đóng thuế TNCN.
Tuy nhiên nếu người nghỉ hưu đầu tư, kinh doanh hay tiếp tục làm việc thì thu nhập kiếm được từ các công việc này sẽ phải đóng thuế theo quy định pháp luật.

Người lao động nước ngoài được hưởng lương hưu hằng tháng với mức tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định về mức hưởng lương hưu đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Chế độ hưu trí
..
2. Mức hưởng
a) Mức lương hưu hàng tháng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;
Dẫn chiếu quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động nước ngoài như sau:
– Khi đến tuổi nghỉ hưu, người lao động nước ngoài nếu có đủ điều kiện sẽ hưởng mức lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
+ Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, người lao động nước ngoài được hưởng lương hưu hằng tháng với mức tối đa là 75%.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm