Pháp luật quy định vốn sự nghiệp có phải là vốn đầu tư công không?

bởi Thanh Loan
Pháp luật quy định vốn sự nghiệp có phải là vốn đầu tư công không?

Hiện nay, việc sử dụng vốn sự nghiệp trong đầu tư xây dựng là khá phổ biến. Đây cũng là nguồn vốn phi kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực này, chắc chắn bạn sẽ không quen thuộc với khái niệm này. Việc do nhà nhà nước quản lý nguồn vốn này có gây ra nhầm lần và đặt ra câu hỏi là “Vốn sự nghiệp có phải là vốn đầu tư công không?”. Để cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về Vốn sự nghiệp đầu tư ở bài viết dưới đây của LSX.

Căn cứ pháp lý

Vốn đầu tư công bao gồm những nguồn vốn nào?

Tại Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư công 2019 quy định về vốn đầu tư công như sau:

22. Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

Tiếp theo, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng được hiểu là một nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho một đơn vị hành chính sự nghiệp để sửa chữa, cải tạo và mở rộng cơ sở vật chất nào đó. Tuy nhiên, khoản chi cho vốn sự nghiệp đầu tư này được gọi là khoản chi lưỡng tính. Bởi vì nó sẽ mang tính chất thường xuyên ta cũng có thẻ không thường xuyên.

Trong trường hợp mang tính không thường xuyên sẽ là những tri tiêu về sửa chữa, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất. Mặt khác khoản chi này sẽ phục vụ cho việc quản lý nhà nước cũng như hoạt động sự nghiệp. Cụ thể vốn sự nghiệp đầu tư là một nguồn vốn dùng để đầu tư. Tuy nhiên do sử dụng với mục đích chi thường xuyên đến các đơn vị hành chính sự nghiệp thường gọi là vốn sự nghiệp.

Pháp luật quy định vốn sự nghiệp có phải là vốn đầu tư công không?

Vốn sự nghiệp là vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm mục đích chi trả cho các hoạt động sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất,… Như vậy, vốn sự nghiệp không mang tính chất đầu tư, nên không phải là vốn đầu tư công.

Nguyên tắc quản lý, thanh toán vốn đầu tư công là gì?

Tại Điều 6 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, thanh toán vốn đầu tư công như sau:

1. Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư công cho nhiệm vụ, dự án đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định về quản lý đầu tư công và ngân sách nhà nước của pháp luật hiện hành và quy định tại Nghị định này.

2. Chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư công chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả; chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ tài chính đầu tư. Chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về chế độ chi đầu tư phát triển, chi đầu tư xây dựng cơ bản quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.

3. Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư công, sử dụng vốn đầu tư công đúng quy định của pháp luật hiện hành.

4. Cơ quan tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính đầu tư công trong việc chấp hành chế độ, chính sách về quản lý, thanh toán vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật hiện hành và tại Nghị định này.

5. Cơ quan kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các nhiệm vụ, dự án khi có đủ điều kiện thanh toán, đủ hồ sơ thanh toán theo quy định.

6. Đối với dự án đầu tư công tại nước ngoài:

a) Hợp đồng đã ký kết, pháp luật hiện hành của nước sở tại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là căn cứ pháp lý thực hiện quản lý, tạm ứng, thanh toán vốn cho dự án đầu tư công tại nước ngoài.

b) Cơ quan chủ quản thay mặt chủ đầu tư đề nghị và thực hiện giao dịch thanh toán vốn đầu tư công với cơ quan kiểm soát, thanh toán.

Pháp luật quy định vốn sự nghiệp có phải là vốn đầu tư công không?
Pháp luật quy định vốn sự nghiệp có phải là vốn đầu tư công không?

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong đầu tư công?

Tại Điều 16 Luật Đầu tư công 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công như sau:

1. Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

4. Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.

5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

7. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.

8. Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

9. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.

10. Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

11. Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Vốn sự nghiệp có phải là vốn đầu tư công không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề dịch vụ thám tử theo dõi thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân?

Theo quy định tại Điều 17 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về quyết toán dự án hoàn thành như sau:
1. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án không phân cấp.
b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án phân cấp.
2. Các dự án đầu tư xây dựng trong hệ thống Tòa án nhân dân phải thực hiện kiểm toán độc lập trước khi thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Trường hợp dự án đã thực hiện kiểm toán nhà nước thì có thể không thực hiện kiểm toán độc lập.

Thẩm tra tài sản hình thành sau đầu tư vốn đầu tư công dự án hoàn thành như thế nào?

Tại Điều 42 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định thẩm tra tài sản hình thành sau đầu tư, theo đó:
1. Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành sau đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình độc lập, bao gồm: tài sản dài hạn (tài sản cố định) và tài sản ngắn hạn.
2. Việc phân bổ chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác chung của toàn dự án cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.
3. Tài sản được bàn giao phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị cho đơn vị sử dụng.

Cơ quan nào thực hiện việc kiểm soát, thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công?

Tại Điều 4 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định cơ quan thực hiện việc kiểm soát, thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, gồm:
1. Cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước dành để đầu tư.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện kiểm soát thanh toán vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư của đơn vị mình.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ vào nhiệm vụ, phân cấp quản lý, ủy quyền cho một cơ quan làm nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án đầu tư công bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư công tối mật, dự án đầu tư công tuyệt mật của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông báo cho Bộ Tài chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm