Xin chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc liên quan đến lĩnh vực dự án đầu tư mong được Luật sư tư vấn và giải đáp thêm. Tôi cùng một số người anh em có tham gia một dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh. Ban đầu thời gian thực hiện được tính toán là 4 năm. Nhưng hiện tại do nhiều yếu tố chủ quan nên có thể thời gian này sẽ có thể bị kéo dài thêm 1 năm. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này chúng tôi có bị phạt không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Phạt chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư như thế nào? ” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP
Việc bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư được thực hiện trong trường hợp nào?
Dự án đầu tư là những dự án được đưa ra ở địa phương thường được thực hiện dưới hình thức đấu thầu và có thể thu lại nguồn lợi lâu dài cho các đối tác đầu tư. Hiện nay nhiều lĩnh vực đã áp dụng việc thực hiện các dự án đầu tư để nhằm giảm ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư:
Bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư
- Trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 43 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Trường hợp bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ, tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp số tiền ký quỹ mà nhà đầu tư phải nộp trong trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 26 Nghị định này.
- Hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ giữa tổ chức tín dụng và nhà đầu tư được ký kết và thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, tín dụng, bảo lãnh ngân hàng và pháp luật có liên quan.
Theo đó, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 43 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ bản quyền nhân vật hoạt hình
Thời điểm, thời hạn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có phải là nội dung bắt buộc của thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư không?
Khi thực hiện dự án đầu tư thì bên chủ đầu tư và người đưa ra dự án đầu tư sẽ có những thỏa thuận với nhau trước khi dự án đầu tư bước vào giai đoạn thi công. Việc thỏa thuận này có thể về chi phí, các loại hình thực hiện dự án và nhiều khi là thời gian thi công dự án.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư:
Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư
- Nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư. Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên dự án, mục tiêu, địa điểm, quy mô, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Biện pháp bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (ký quỹ hoặc bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này);
c) Số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được xác định theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
d) Thời điểm, thời hạn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này;
đ) Điều kiện hoàn trả, điều chỉnh, chấm dứt bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 9 Điều này;
e) Biện pháp xử lý trong trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này;
g) Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khác của các bên liên quan đến nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này;
h) Những nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, thời điểm, thời hạn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư là một trong những nội dung chủ yếu của thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư giữa cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.
Lưu ý: Thời hạn bảo đảm thực hiện dự án được tính từ thời điểm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP đến thời điểm số tiền ký quỹ được hoàn trả cho nhà đầu tư hoặc được nộp vào ngân sách nhà nước hoặc đến thời điểm chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh.
Phạt chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư như thế nào?
Khi một bên được giao dự án đầu tư nhưng không thực hiện đúng dự án đầu tư đó đúng hạn thì việc bị phạt là điều có thể xảy ra. Vậy mức phạt đối với việc chậm thực hiện dự án đầu tư hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 122/2021/NĐ-CP vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam:
Vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện ký quỹ hoặc không có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;
b) Thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư không đúng thời gian quy định;
c) Tăng vốn đầu tư của dự án mà không nộp bổ sung số tiền ký quỹ hoặc bổ sung bảo lãnh ký quỹ của tổ chức tín dụng khi có yêu cầu bổ sung bằng văn bản từ cơ quan quản lý đầu tư;
d) Kê khai, lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được giảm chi phí bảo đảm thực hiện dự án.
… - Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp bổ sung mức bảo đảm thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do việc kê khai lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Buộc tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Như vậy đối với việc thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư không đúng thời gian quy định thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Mời bạn xem thêm
- Ghi nợ tiền sử dụng đất quá 5 năm phải làm như thế nào?
- Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024
- Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Phạt chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, khi kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu (khoản 4 Điều 41 Luật Đầu tư 2020)
Như vậy, khi có nhu cầu kéo dài dự án đầu tư, thì nhà đầu tư phải nộp hồ sơ điều chỉnh tiến độ. Tuy nhiên, không được điều chỉnh tiến độ đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu.
Về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ vào thời điểm nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư, có thể chia thành 3 trường hợp:
Trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi hết thời hạn ghi tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư sau khi hết thời hạn thực hiện dự án ghi tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Trường hợp đã hết thời hạn ghi tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, trình tự, thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin gia hạn tiến độ đầu tư
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị gia hạn tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
+ Quyết định chấp thuận của nhà đầu tư về việc gia hạn tiến độ thực hiện dư án hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó để lấy ý kiến về việc đáp ứng điều kiện để được gia hạn thời hạn của dự án đầu tư;
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan được lấy ý kiến cho ý kiến về việc đáp ứng điều kiện để được gia hạn thời hạn của dự án đầu tư;
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định về gia hạn thời hạn dự án đầu tư để trình cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư;
Bước 3: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư quyết định gia hạn thời hạn dự án đầu tư.