Phí đường bộ nộp ở đâu theo quy định của pháp luật?

bởi Thanh Tri
Phí đường bộ nộp ở đâu theo quy định của pháp luật?

Phí đường bộ, đã được nhà nước quy định và đã đưa vào áp dụng từ năm 2012, tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều chủ xe chưa thể biết được là Phí đường bộ thì nộp ở đâu, khá mơ hồ và chưa nắm rõ được những thông tư, nghị định xoay quanh việc thu phí đường bộ này. Nếu bạn là chủ sở hữu phương tiện điển hình là một chiếc xe ô tô, thì bạn cần phải biết chính xác là phí đường bộ nộp ở đâu theo quy định của pháp luật?

Tại bài viết dưới đây. Luật sư X mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu về vấn đề “Phí đường bộ nộp ở đâu theo quy định của pháp luật?”. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý độc giả những thông tin cần thiết và bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Phí bảo trì đường bộ được hiểu là gì?

Phí bảo trì đường bộ là tên gọi khác của phí sử dụng đường bộ, là một loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.

Sau khi chủ phương tiện nộp phí bảo trì đường bộ, xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước. Trên tem sẽ ghi rõ ngày hết hạn để chủ xe nộp phí lần tiếp theo.

Lưu ý, cần phân biệt giữa phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường để tránh nhầm lần. Phí cầu đường là một loại chi phí được thể hiện dưới dạng cước vé đường bộ mà các chủ phương tiện nộp trực tiếp tại các BOT trên các con đường. Phí cầu đường là phí mà Nhà nước thu để bù lại chi phí bỏ ra để làm đường, thu phí trực tiếp mỗi lần đi bằng trạm thu BOT. Chính vì thế, phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường là hai loại phí hoàn toàn khác nhau.

Đối tượng nào phải chịu phí và được miễn phí bảo trì đường bộ?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận kiểm định, có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô) là các phương tiện phải chịu phí bảo trì đường bộ.

Dù là phương tiện của cá nhân hay tổ chức thì cũng phải chịu mức cùng một mức biểu phí tương tự cho cùng loại xe. Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, phí đường bộ sẽ phụ thuộc vào số chỗ ngồi đối với xe du lịch và xe bán tải, trong khi xe tải sẽ dựa vào tải trọng xe.

Xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:

  • Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
  • Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
  • Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
  • Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.
  • Xe ô tô của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải), chỉ sử dụng trong phạm vi Trung tâm sát hạch lái xe, nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp, công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).
  • Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.
  • Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Phí đường bộ nộp ở đâu theo quy định của pháp luật?
Phí đường bộ nộp ở đâu theo quy định của pháp luật?

Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC không chịu phí nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 9 Thông tư này. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại; bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe không tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ.

Loại phương tiện được miễn phí bảo trì đường bộ

Các phương tiện miễn phí bảo trì được quy định trong Thông tư 70 quy định, gồm:

  • Xe cứu hỏa;
  • Xe cứu thương;
  • Xe phục vụ tang lễ;
  • Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng. Đây là các phương tiện cơ giới đường bộ có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng, mang đặc điểm biển số nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm.
  • Xe chuyên dùng phục vụ công tác an ninh (gọi chung là “xe ô tô”) của các lực lượng công an (Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố, Công an quận, huyện,…) bao gồm:

Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông. Xe có đặc điểm: hai bên thân xe ô tô có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và trên nóc xe ô tô có đèn xoay màu đỏ vàng.

  • Xe ô tô cảnh sát 113 có đặc điểm xuất hiện dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe.
  • Xe ô tô cảnh sát cơ động với đặc điểm có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe.
  • Xe ô tô vận tải chở lực lượng công an làm nhiệm vụ với thiết kế mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe.
  • Xe đặc chủng chở người phạm tội
  • Xe cứu hộ, cứu nạn.
  • Xe mô tô của lực lượng quốc phòng, công an.
  • Xe mô tô của người thuộc các hộ nghèo theo quy định của pháp luật về hộ nghèo.

Phí đường bộ nộp ở đâu theo quy định của pháp luật?

Phí đường bộ sẽ được đóng theo năm dương lịch hoặc tháng hoặc theo chu kì đăng kiểm của xe. Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 70/2021/TT-BTC, tổ chức thu phí bảo trì đường bộ gồm:

  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.
  • Các đơn vị đăng kiểm thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại điểm a Khoản này) nộp về Cục Đăng kiểm Việt Nam để Cục Đăng kiểm Việt Nam khai, nộp phí theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Như vậy, đối với xe ô tô thông thường, nơi nộp phí bảo trì đường bộ là tại các đơn vị đăng kiểm. Do đó, chủ phương tiện có thể đến trạm đăng kiểm xe cơ giới nơi gần nhất để nộp loại phí này. Sau khi đóng, chủ phương tiện sẽ được đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định thời gian nộp phí bảo trì đường bộ như sau:

Nộp theo chu kỳ đăng kiểm

  • Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.
  • Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng).

Nộp phí theo năm dương lịch
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

Nộp phí theo tháng
Doanh nghiệp có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.

Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Phí đường bộ nộp ở đâu theo quy định của pháp luật?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến mẫu đơn khiếu nại đất đai… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm thông tin thông qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nộp phí đường bộ cần những giấy tờ gì?

+ Giấy đăng kiểm.
+ Giấy đăng ký xe.
+ Giấy tờ tùy thân của người sử dụng xe.

Giấy đi đường hết hạn bị phạt bảo nhiêu?

Như vậy, trường hợp điều khiển xe tham gia giao thông chỉ xuất trình được bản sao giấy đăng ký xe đã hết hạn thì người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt với lỗi sử dụng giấy đăng ký xe hết hạn. Mức phạt của lỗi này là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Không có giấy phép lái xe thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe
– Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
– Phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng với xe ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm