Nhà ở xã hội được định nghĩa trong Luật Nhà ở năm 2014 là nhà ở đặc biệt với sự hỗ trợ của nhà nước dành cho các đối tượng đặc biệt. Các quy tắc đặc biệt cũng phải được tuân theo khi chuyển nhượng tài sản hoặc nhà ở xã hội. Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng được hưởng chính sách để họ cải thiện sinh kế, có việc làm hoặc có nơi ở ổn định. Những chính sách này bao gồm việc thuê nhà ở xã hội. Phí và lệ phí sang tên nhà ở xã hội bao gồm lệ phí trước bạ, lệ phí thẩm định hồ sơ và lệ phí sang tên sổ (nếu có). So với thuế thu nhập, phí và lệ phí sang tên thường thấp hơn nhiều. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu năm 2023?” để biết thêm thông tin nhé!
Nhà ở xã hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau :
Điều 3. Giải thích từ ngữ
‘Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
7.Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.”
Nhà ở xã hội có sang tên được không?
Nhà ở xã hội do Nhà nước xây dựng và dành cho các đối tượng được quy định. Vì vậy khi muốn chuyển nhượng, sang tên cần tuân thủ theo pháp luật. Nhà ở xã hội khi muốn bán sẽ thuộc 2 trường hợp sau:
Đối với trường hợp chưa đủ 5 năm
Điều kiện để được bán nhà ở xã hội là cần phải đủ 5 năm kể ngày thanh toán toàn bộ giá trị căn hộ. Tuy nhiên trong thời hạn 5 năm vẫn có thể bán được. Nhưng chỉ được bán lại cho chủ đầu tư hoặc những đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Giá bán nhà ở xã hội chỉ được bằng tối đa giá nhà ở xã hội cùng loại tại cùng thời điểm bán. Thời điểm này, người bán không cần phải nộp khoản thuế nào.
Đối với trường hợp đủ 5 năm
5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền nhà (theo hợp đồng với chủ đầu tư) có thể bán và sang tên. Đối tượng mua bất kỳ và giá nhà được theo sự thỏa thuận của 2 bên.
Tuy nhiên, khi này, người bán cần phải chịu một số khoản phí như tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
Đối tượng được mua nhà ở xã hội
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014, đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 gồm:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định là người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Tiêu chuẩn về diện tích đối với nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội phải đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 49/2021/NĐ-CP), cụ thể:
Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư:
- Căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng;
- Tiêu chuẩn diện tích sử dụng mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2, tối đa là 70m2, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Việc tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất phải đảm bảo sự phù hợp với chỉ tiêu dân số, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian, kiến trúc cảnh quan trong phạm vi đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó phê duyệt điều chỉnh.
Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích sử dụng căn hộ tối đa, nhưng mức tăng không quá 10% so với diện tích sử dụng căn hộ tối đa là 70m2 và bảo đảm tỷ lệ số căn hộ trong dự án xây dựng nhà ở xã hội có diện tích sử dụng trên 70m2 không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.
Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng:
- Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70m2;
- Hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc thiết kế nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng phải bảo đảm chất lượng xây dựng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn thiết kế và ban hành quy định về điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội riêng lẻ.
Phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu năm 2023
Khi sang tên nhà ở xã hôi, bạn sẽ phải chịu các loại phí sau:
Tiền sử dụng đất theo điều 6 thông tư 139/2016/TT-BTC như sau:
Điều 6. Việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội
“Việc nộp tiền sử dụng đất của người mua, thuê mua nhà ở xã hội khi được phép bán lại nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thực hiện như sau:
1.Trường hợp bán nhà ở xã hội là căn hộ nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó.
2.Trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất”
Thuế thu nhập cá nhân, theo Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
“Điều 12. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là giá chuyển nhượng từng lần và thuế suất.
2.Thuế suất
Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
4.Cách tính thuế
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%”
Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ phải nộp = giá chuyển nhượng x 0,5 %
Ngoài ra, còn có các lệ phí khác như: lệ phí công chứng, lệ phí địa chính,…
Mời bạn xem thêm:
- Lệ phí chuyển hộ khẩu thường trú là bao nhiêu?
- Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền theo quy định mới 2023
- Lệ phí đăng ký nhãn hiệu năm 2023 là bao nhiêu tiền?
Khuyến nghị:
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ sang tên nhà ở xã hội, đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về các mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm
Như vậy, sang tên nhà ở xã hội có hai trường hợp là:
Sau thời hạn 5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội.
Trong thời hạn 5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội.
Thủ tục Sang tên nhà ở xã hội tương tự như thủ tục sang tên chuyển nhượng đất đai thông thường:
Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ xây dựng thì thủ tục được thực hiện như sau:
Bước 1. Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà đất.
Văn bản chuyển nhượng hợp đồng do hai bên ký kết được lập thành 06 bản (03 bản để bàn giao cho chủ đầu tư lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu); trường hợp văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải thực hiện công chứng, chứng thực thì có thêm 01 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực.
Bước 2. Công chứng, chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà đất.
Các giấy tờ bên bán cần phải chuẩn bị:
Bản gốc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở bất động sản hữu khác).
Bản gốc hộ khẩu thường trú (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác).
Bản gốc giấy đăng ký kết hôn (nếu bên sở hữu là vợ và chồng).
Bản gốc sổ hồng nhà đất đang giao dịch.
Các giấy tờ bên mua cần phải chuẩn bị:
Bản gốc chứng minh nhân dân/căn cước công dân của bên mua
Bản gốc hộ khẩu thường trú (Trường hợp người mua đã có vợ hoặc chồng thì có thể đứng tên cả hai hoặc một trong hai người).