Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất năm 2022

bởi VanAnh
Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Chào luật sư, nhà tôi định mở một quán lẩu nhỏ. Theo tôi được biết thì khi kinh doanh quán ăn phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Luật sư cho tôi hỏi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu? Mong nhận được sự tư vấn của Luật sư.

Chào bạn, LSX rất vui khi nhận được câu hỏi của bạn. Mời bạn tham khảo bài viết LSX dưới đây nhé

Căn cứ pháp lý

Luật An toàn thực phẩm năm 2010

Thông tư 75/2020/TT-BTC

Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Mức phí cấp Giấy chứng nhận như sau:

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần
  • Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần
  • Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ

Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,… trong và sau khi xin cấp giấy phép.

Theo đó, từ ngày 12/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020 mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm giảm 10% so với quy định hiện hành tại Thông tư 279/2016/TT-BTC , cụ thể:

  • Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 900.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Thẩm định cơ sở kinh doanh ăn uống:
  • Phục vụ dưới 200 suất ăn: 630.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 900.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành tốt (GMP): 20.250.000 đồng/lần/cơ sở…
Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện VSATTP định kỳ

Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP định kỳ

  • Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu từ 100 triệu đồng/tháng trở xuống: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1,5 triệu đồng/lần/cơ sở
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 500.000 đồng/lần/cơ sở
  • Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 200.000 đồng/lần/cơ sở

Phí dịch vụ trọn gói xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Luật sư X

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự đảm bảo cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm, đồng thời giúp chính quyền quản lý dễ dàng, các biện pháp can thiệp xử lý kịp thời, tạo sự an tâm cho khách hàng. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vì vậy, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một khâu quan trọng để các công ty được phép kinh doanh.

Việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mất nhiều thời gian và hoàn thành nhiều thủ tục giấy tờ. Do đó, luật sư X cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ hướng dẫn khách hàng thành lập cơ sở, thay mặt khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

Lợi ích LSX mang lại cho khách hàng

  • Sử dụng dịch vụ của LSX; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
  • Sử dụng dịch vụ của LSX sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
  • Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSATTP

Bước 1: Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết chủ cơ sở , người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ :

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh( nếu có).
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở
  • Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống
  • Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu)
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe.
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở). Đối với Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng – khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)
  • Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn.
  • Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù
  • Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh( Theo mẫu)
  • Ngoài ra đổi với đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, thì phải có danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ

  • Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.
  • Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.

Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.

Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu.

Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GNC thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như trích lục khai sinh, soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mã số thuế cá nhân tra cứu, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ LSX để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở nào cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.
Nếu cơ sở nêu trên đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thời gian hoàn thành làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm?

Thời gian hoàn thành thủ tục làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là Khoảng từ 15-30 ngày. Các thời gian đó như sau:
– Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, khảo sát cơ sở khách hàng: 01 ngày.
– Đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý hoặc chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh trong vòng: 01 – 02 ngày.
– Nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền: 01 ngày.
– Thời gian để cơ quan nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Cơ quan chức năng tổ chức xuống thẩm định cơ sở, nếu hồ sơ hợp lệ.
– Trong vòng 15 ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nếu cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Thời gian được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn tùy thuộc vào sản phẩm của cơ sở, doanh nghiệp đang sản xuất hay kinh doanh thuộc nhóm sản phẩm và các cơ quan cấp giấy phép khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm