Phòng cháy rừng có hiệu quả gì?

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, Việt Nam có đất rừng lớn nhưng lại ít số vụ cháy trừng hơn so với các nước trên thế giới có phải là nhờ các công tác phòng cháy rừng không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay theo số liệu thống kê về tài nguyên rừng, Việt Nam ta có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm các loại như: rừng thông, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng phi lao… Vì vậy, chúng ta cần tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừngnhất là trong mùa hè và mùa khô. Công tác phòng cháy rừng là gì? Phòng cháy rừng có hiệu quả gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Phòng cháy rừng là gì?

Phòng cháy rừng là việc thực hiện đầy đủ các biện pháp tổ chức, kinh tế, xã hội, pháp chế, khoa học công nghệ, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, cảnh báo … và điều tiết các hoạt động của con người trong và gần vùng rừng; xây dựng các công trình phòng lửa nhằm ngăn chặn không để xảy ra cháy rừng.

Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng

– Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng

a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP;

b) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

  • Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến.
  • Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.
  • Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
  • Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

Cấp dự báo cháy rừng

Phòng cháy rừng có hiệu quả gì
Phòng cháy rừng có hiệu quả gì?
  • Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp, từ cấp I đến cấp V; ký hiệu biển báo cấp cháy rừng là 1/2 hình tròn có đường kính vành ngoài 2,5 m; vành trong 1,8 m nền trắng, xung quanh viền màu đỏ và có mũi tên (quay được) chỉ cấp dự báo từ cấp I đến cấp V. Chi tiết quy định về cấp dự báo cháy rừng tại Mẫu số 04 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có rừng ban hành cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng.
  • Cơ quan Kiểm lâm các cấp căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn để dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng liên tục hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng khi dự báo đến cấp IV và cấp V.

Tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng

  • Chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
  • Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của các đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng chuyên ngành; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cơ sở.
  • Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với cơ quan Kiểm lâm thực hiện những quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Việc huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Phòng cháy rừng có hiệu quả gì?

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng gay gắt, hanh khô diễn ra trên diện rộng, nhiệt độ cao trên 40 độ C dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức cảnh báo cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Cùng với đó, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam làm nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm trong vòng 40 năm qua, tổng số vụ cháy rừng đã lên đến trên 47.000 vụ, diện tích thiệt hại khoảng 633.000 ha, thiệt hại về tiền ước tính hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Các vụ cháy rừng diễn ra ngày một nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cùng với đó là thiệt hại do lũ lụt gây ra, bên cạnh những vùng hạn hán thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất và tác động không nhỏ đến đời sống của con người.

Trong những năm gần đây công tác phòng cháy chữa cháy rừng đã được kiểm lâm, các chủ rừng và chính quyền địa phương cùng các cơ quan chuyên môn quan tâm chú trọng, vì vậy thiệt hại rừng do cháy gây ra có phần giảm đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp trong hai năm gần đây thì cả nước đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng, thiệt hại khoảng 3000 ha. Có thể thấy các vụ cháy rừng đã được giảm đi đáng kể.

Theo thống kê, các vụ hỏa hoạn, cháy rừng diễn ra ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu là 90% do con người, khoảng vài phần trăm là do thiên tai. Nguyên nhân còn lại là do các nhân tố cộng hưởng làm cho cháy rừng xảy ra như: vật liệu cháy – tầng thảm mục dày, đặc biệt các vật liệu cháy tinh vô cùng nhỏ và dễ bắt lửa. Bên cạnh đó, nhiệt độ khô hanh khô kết hợp với gió làm ngọn lửa bùng phát và lan nhanh. Ngoài ra, do việc trồng rừng thuần loài để phát triển kinh tế, quá trình trồng rừng không quan tâm việc xây dựng các đai xanh hoặc đai trắng để cản lửa làm cản trở cho công tác chữa cháy.

Cháy rừng là thảm họa đối với nhân loại, không chỉ có tác hại nghiêm trọng đến môi trường mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế – xã hội và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Cháy rừng sẽ hủy diệt toàn bộ thực vật, sinh vật, vi sinh vật, làm thay đổi hoàn toàn tính chất lý, hóa của đất trên diện tích bị cháy. Việc phục hồi hệ sinh thái rừng như trạng thái ban đầu là rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể.

Do đó, công tác phòng, chống cháy rừng luôn luôn cần được xem trọng. Tuy nhiên, đây không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, đơn vị chủ rừng hay Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng mà là của mọi người dân. Từng gia đình, từng cá nhân phải có ý thức cao trong bảo vệ rừng; tích cực tham gia phòng, chống cháy rừng bằng những việc làm thiết thực, đặc biệt không có các hành động gây nguy cơ cháy rừng như: bất cẩn trong dùng lửa, đốt dọn ven rừng, đốt đồi trọc lấy cỏ chăn nuôi, vào rừng đốt tổ ong lấy mật…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phòng cháy rừng có hiệu quả gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay, cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong công tác phòng, chống cháy rừng?

– Ngay từ đầu năm 2021, Chi cục Kiểm lâm tỉnh (Sở NN-PTNT) là cơ quan thường trực về phòng, chống cháy rừng đã xây dựng phương án phòng, chống cháy rừng mùa khô 2021. Mục tiêu của phương án là bảo vệ diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh, nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác phòng, chống cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng; chữa cháy kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra.
Sở NN-PTNT cũng chỉ đạo hạt kiểm lâm các huyện, thành phố, các đội kiểm lâm cơ động và phòng, chống cháy tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng cho cộng đồng dân cư; chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng và xây dựng phương án chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; xây dựng các công trình phòng, chống cháy rừng theo kế hoạch. Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm đám cháy của lực lượng Kiểm lâm cũng được chú trọng. Trong thời gian cao điểm mùa khô hanh, ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng cấp xã phân công thành viên thường trực 24/24 giờ trong ngày; tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác nghiêm ngặt tại các khu rừng dễ cháy; phát hiện kịp thời đám cháy, huy động mọi lực lượng, phương tiện tại địa phương để tham gia chữa cháy và trực tiếp chỉ huy chữa cháy rừng.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy rừng là gì?

– Thời tiết hanh khô dễ dẫn đến cháy nổ
– Đốt rừng làm nương rẫy
– Cháy, nổ nhà dân

Xử lý cháy rừng như thế nào?

Đối với địa phương xảy ra cháy rừng thì cần phải chủ động xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Làm rõ được nguyên nhân. Đồng thời xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm về luật phòng chống và chữa cháy kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm