Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm 2022

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, tôi đi làm ở công ty A được một năm nhưng không muốn làm nữa nhưng công ty không chịu trả lại sổ bảo hiểm thì tôi phải làm sao? Xin được tư vấn.

Chào bạn, người sử dụng lao động có trách nhiệm làm thủ tục xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động. Trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH có thể làm đơn khiếu nại không? Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Sổ bảo hiểm xã hội

Theo điều 96 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể như sau:

1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đồng và hưởng bảo hiểm xã hội, làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Sổ bảo hiểm xã hội được pháp luật để cập lần đầu tiên trong Bộ luật lao động năm 1994. Sổ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất phát hành theo mẫu quy định. Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ ba tháng trở lên hoặc theo hợp đồng không xác định thời hạn mà chưa có sổ thì người sử dụng lao động phải làm thủ tục để cấp sổ bảo hiểm xã hội cho họ. Trong quá trình làm việc, sổ bảo hiểm xã hội do đơn vị sử dụng lao động quản lí, ghi đầy đủ quá trình đóng và hưởng bảo hiểm. Sổ bảo hiểm xã hội phải được trả lại cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, khi người lao động nghỉ hưu, thôi việc.

Khái niệm khiếu nại BHXH

Ở Việt Nam, khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định của Luật khiếu nại thì: “ Khiếu nại việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011). Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi nhận được đơn khiếu nại, chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không, sau khi đã xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu và chứng cứ có liên quan.

Đối tượng khiếu nại BHXH

Trong lĩnh vực BHXH, các chủ thể khiếu nại bao gồm cá nhân (công dân), cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (là mỗi bên tham gia BHXH – đóng BHXH cho người lao động, cho nhân viên của mình) cũng có quyền khiếu nại BHXH. Người tham gia BHXH có quyền được khiếu nại với các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích BHXH hợp pháp của mình, đó là:

Khiếu nại về ghi chép các thông tin sai trong sổ BHXH (như các thông tin về cá nhân; các thông tin về thời gian tham gia BHXH, mức đóng, mức hưởng BHXH…);

Khiếu nại về việc đóng góp BHXH của mình (mức đóng góp, thời gian đóng góp; tỷ lệ đóng góp – nếu là BHXH tự nguyện….

Khiếu nại về việc hưởng trợ cấp BHXH (mức trợ cấp, thời hạn chi trả trợ cấp, chất lượng phục vụ trong chi trả trợ cấp BHXH….).

Có được khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm không?

Tại khoản 2, Điều 18, Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định quyền của người lao động: “Được cấp và quản lý sổ BHXH”

Tại khoản 5, Điều 21, Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: “Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Bộ luật lao động 2019 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động: “Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”

Vì vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm làm thủ tục xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động. Trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH.

Nếu chưa được công ty giải quyết thỏa đáng thì bạn có thể gửi đơn đến cơ quan quản lý ở địa phương nơi Công ty đặt trụ sở để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ BHXH.

Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm 2022
Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm 2022

Mức phạt cho hành vi cố tình giữ sổ BHXH không trả 

Cụ thể, khoản 4 Điều 40 Nghị định 28 nêu rõ: phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.
  • Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội.
  • Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa.
  • Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm trên là mức phạt đối với cá nhân. Còn theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 28 lại nêu, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 

Như vậy, với các hành vi vi phạm nêu trên, doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt tiền tới 150 triệu đồng.

Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội 

Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau:

1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:

a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;

b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định tạm ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin giải thể công ty; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Sau khi gửi đơn khiếu nại yêu cầu công ty trả sổ bảo hiểm nhưng công ty vẫn không trả thì phải làm sao?

Bạn có thể khiếu nại đến công ty để yêu cầu công ty làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trường hợp công ty không thực hiện, bạn có quyền làm đơn gửi Phòng LĐTBXH hoặc LĐLĐ quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để được can thiệp bảo vệ quyền lợi. Nếu vẫn không hiệu quả, bạn có thể khởi kiện công ty ra tòa án quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở.

Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty không trả bổ bảo hiểm thì tôi có thể làm đơn khiếu nại?

trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu quá thời hạn trên bạn có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu công ty trả sổ bảo hiểm

Ngoài gửi đơn khiếu nại việc công ty không chịu trả sổ bảo hiểm thì còn có thể gửi đơn ở đâu?

Có thể làm đơn khiếu nại lên Giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm