Dạ thưa Luật sư. Hằng ngày, trong điện thoại tôi có những thông báo không đúng với sự thật gửi đến cụ thể xuất hiện nhiều trên các trang mạng truyền thông. Nhiều thông tin giả ngày càng phát tán một cách rộng rãi. Liệu có cách nào có thể xác thực, kiểm chứng những thông tin đó không? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi cũng như làm rõ các phòng chống, nhận diện những thông tin giả đó đến với mọi người ạ!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi làm rõ thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn và mọi người hiểu rõ hơn quy định pháp luật về những thông tin giả cũng như đưa ra các biện pháp phòng chống tin giả trên không gian mạng và cách nhận diện. Mời các bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Tổng quan về Tin giả trên không gian mạng
Tin giả (fake news) được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao gồm cả truyền thông xã hội. Thực tế, những thông tin sai lệch thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật, được cung cấp bởi các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống. Đây là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của cơ quan chức năng, Mạng xã hội (Facebook, Google, Zalo…) trở thành nền tảng lan truyền tin giả phổ biến nhất. Tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Nhiều thủ đoạn được các đối tượng sử dụng trong đăng tải tin giả, nguy hiểm nhất là việc sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng và làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới. Nhiều thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực. Thông thường, tin giả được tạo ra có mục đích vụ lợi, thu hút lượt xem, lượt thích của cộng đồng mạng, tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều tin giả được tạo ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Nhiều tin giả mang nội dung riêng tư, bịa đặt, xuyên tạc hoặc thật giả lẫn lộn lên mạng nhằm khủng bố tinh thần và tạo dư luận xã hội trên cộng đồng mạng phục vụ các ý đồ đen tối, gây phương hại đến ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Hàng loạt cuộc biểu tình, bạo loạn nổ ra trên thế giới, gây bất ổn chính trị, xã hội trong thời gian dài ở các quốc gia đều có sự tham gia của tin giả và mạng xã hội.
Cách nhận diện thông tin giả
Một là, kiểm tra, xem xét nguồn tin
Hiện nay, bạn có nhiều kênh để tiếp nhận thông tin, từ truyền hình, radio, các trang báo online, trang thông tin điện tử, cổng thông tin của các cơ quan nhà nước… Nguồn tin còn đến từ mạng xã hội, các hội nhóm hay bạn bè, những người xung quanh bạn. Tất nhiên, trong hàng trăm, hàng ngàn tin tiếp nhận mỗi ngày, có tin chính xác, có tin không chính xác.
Để nhận được những thông tin chính xác, chúng ta nên theo dõi tin tức trên truyền hình hoặc những trang báo uy tín. Các trang website của báo chính thống thường có tên miền .vn và có thông tin đầy đủ của cơ quan báo chí tại chân trang. Tin tức được truyền tải trên những kênh này đã qua nhiều vòng kiểm duyệt.
Hai là, kiểm chứng nguồn tin
Với mỗi thông tin đăng tải trên báo chí hay trên mạng xã hội, chúng ta vẫn cần kiểm chứng xem thông tin chính xác không bằng cách: đọc và tìm hiểu nguồn tin đó có được cung cấp bởi người có thẩm quyền, đúng chức năng, được phép phát ngôn cung cấp thông tin hay không. Những thông tin trong bài viết có nêu rõ tên người, địa phương, thời gian… không. Với những tin chung chung, không rõ tên nhân vật, địa danh… cụ thể, chúng ta cần kiểm chứng lại.
Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất.
Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả được tạo ra được dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được làm giả ở những nội dung quan trọng nhất.
Ngoài ra, cần đọc kỹ nội dung xem thông tin đó là tin tức thật, hay trò đùa của người đăng.
Ba là, kiểm tra lại thông tin, hình ảnh minh họa
Tin giả không chỉ là những dòng chữ viết, mà đôi khi, còn là các hình ảnh. Người dùng mạng xã hội luôn nghĩ, hình ảnh là minh chứng rõ ràng nhất, và tin ngay những thông tin trong hình ảnh đó. Nhưng thực sự, những hình ảnh có thể bị làm giả, bị cắt ghép, chỉnh sửa theo từng dụng ý khác nhau của người đăng tải thông tin.
Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua tính năng “Search Google for image”.
Bốn là, hỏi ý kiến chuyên gia và các cơ quan chức năng đáng tin cậy
Bản thân người dùng mạng xã hội nói nhận thấy nguồn tin đó không đáng tin cậy, khó kiểm chứng thì có thể hỏi ý kiến những chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong việc xác thực tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng. Hoặc có thể gửi thông tin mà bản thân cảm thấy nghi ngờ vào các trang website, mạng xã hội của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cơ quan Công an.
Năm là, kiểm tra lại thời gian
Về mốc thời gian sử dụng trong bài viết, tin giả được biên soạn và định dạng mốc thời gian không trùng với thực tế, do đó, cần xem kỹ các mốc thời gian, sự kiện có trong nội dung tin và thời gian đăng tải.
Phòng chống tin giả trên không gian mạng
Để phòng, chống tin giả trên không gian mạng đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, các lực lượng cũng như mỗi người dân với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho mọi người dân về tác hại của tin giả cũng như hành vi vi phạm pháp luật trong tạo dựng và tán phát tin giả.
Thực tế cho thấy, ngoại trừ một bộ phận cá nhân, tổ chức cố tình tạo dựng và tán phát tin giả nhằm mục đích tài chính, chính trị, còn đa số cộng đồng mạng tham gia chia sẻ, thậm chí có trường hợp cũng tạo lập và tán phát những thông tin sai lệch song điều này là do tâm lý hiếu kỳ hoặc để thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Điều đó cho thấy, đa số người tham gia mạng xã hội chưa hiểu rõ về tác hại của tin giả và những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia mạng xã hội. Bởi vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội về nhận thức, trách nhiệm cho các cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội. Tập trung giáo dục cho người dân cách thức nhận biết tin giả, nâng cao nhận thức của người tiếp nhận thông tin, biết sàng lọc các nguồn thông tin để tiếp nhận và chia sẻ lại trên các mạng xã hội, đồng thời tránh tung tin thất thiệt vi phạm quy định pháp luật. Đi đôi với việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi tin giả trên mạng xã hội.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong phòng, chống tin giả.
Thời gian qua, chúng ta đã ban hành Luật An ninh mạng và nhiều nghị định liên quan đến quy định xử lý các hành vi vi phạm về tin giả, gần đây nhất là Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 15-4-2020. Điều này góp phần tạo hành lang pháp lý trong quản lý, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tin giả. Tuy nhiên, vẫn tồn tại số lượng lớn tin giả trên mạng xã hội, cho thấy tính răn đe của các quy định hiện hành vẫn còn mức độ. Bởi vậy, tiếp tục có những quy định “mạnh tay” hơn để xử lý các đối tượng xây dựng và tán phát tin giả là hết sức cần thiết. Hiện tại, nhiều nước trên thế giới đã ban hành những đạo luật riêng để xử lý tin giả, trong đó Nghị viện Đức ngày 30-6-2017 đã thông qua một dự luật nhằm xử lý các phát ngôn gây thù hận, các tài liệu phạm tội và các tin tức giả trên các mạng xã hội. Theo đó, các nền tảng mạng xã hội phải xóa bỏ các nội dung kể trên trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông báo, nếu không sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 50 triệu euro.
Ba là, nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng và các điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tin giả.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng các phương tiện truyền thông và người sử dụng gia tăng, nhất là mạng xã hội, đây là cơ sở, điều kiện để tin giả xuất hiện và lan truyền với tốc độ nhanh, đặc biệt trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải chú trọng nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, đồng thời phải đầu tư trang thiết bị, công nghệ đủ để phát hiện, ngăn chặn, cảnh báo và xử lý kịp thời tin giả cũng như các đối tượng tạo lập, tán phát tin giả, tránh để bị động dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Bốn là, tăng cường thông tin chính thống, bảo đảm chính xác, kịp thời, góp phần ngăn chặn tin giả.
Cùng với việc giáo dục, nâng cao nhận thức của người tiếp nhận thông tin, các cơ quan truyền thông, báo chí cần đẩy mạnh các nội dung thông tin, bảo đảm kịp thời, chính xác, nhất là trước các vụ việc, sự kiện “nóng”, được dư luận đặc biệt quan tâm. Qua đó định hướng, dẫn dắt thông tin đúng trên mạng xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tin giả, tin tiêu cực. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí một mặt cần làm tốt việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ phóng viên, mặt khác nêu cao trách nhiệm trong quản lý, kiểm tra, xét duyệt chặt chẽ các thông tin trước khi cho đăng tải, tránh xảy ra những sai sót để các đối tượng lợi dụng tán phát tin giả.
Năm là, phối hợp chặt chẽ với các nhà mạng trong quản lý, xử lý tin giả.
Trước nhiều chỉ trích của các quốc gia, trong đó có Việt Nam về sự thiếu quan tâm của các nhà mạng đối với vấn nạn tin giả, gần đây, quản lý một số mạng xã hội, công cụ tìm kiếm như: Facebook, YouTube, Google,… đã đưa ra cam kết và thực hiện một số biện pháp nhằm chống lại thông tin giả mạo được chia sẻ trên các nền tảng của mình. Điều này được đánh giá là bước tiến lớn trong việc đẩy lùi nạn tin giả của các mạng xã hội. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và có các biện pháp kiên quyết hơn để các nhà mạng phải vào cuộc một cách thực sự trong việc ngăn chặn, phát hiện và kịp thời gỡ bỏ, không để tin giả lan truyền trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến an ninh mạng nói riêng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước nói chung, nhất là trong dịp diễn ra đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng mới năm 2022
- Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng năm 2022
- Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng bằng số nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Phòng chống tin giả trên không gian mạng và cách nhận diện”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, bản cam đoan đăng ký lại khai sinh, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ. Người có hành vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” với mức phạt tù lên đến 3 năm
Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022), quy định “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Cố ý tố giác, báo tin giả về tội phạm có thể bị phạt đến 07 năm tù
Người nào bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cố ý tố giác, báo tin giả có thể bị phạt đến 6 triệu đồng
Theo điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin giả thì cá nhân có thể bị phạt đến 3 triệu đồng, tổ chức có thể bị phạt đến 6 triệu đồng.
Cán bộ, công chức, viên chức cố ý tố giác, báo tin giả về tội phạm có thể bị xử lý kỷ luật
Theo điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức cố ý tố giác, báo tin giả về tội phạm thì có thể bị xử lý kỷ luật nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nguồn tin chính thống thứ nhất: Là những thông tin từ các văn bản lãnh đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các cấp hành chính ở địa phương ban hành, sau đó công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc in ấn, phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam.
Nguồn thông tin chính thống thứ hai: Là những thông tin trên ấn phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, các trang báo mạng điện tử, tạp chí điện tử được cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở Việt Nam cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nguồn thông tin chính thống thứ ba: Chương trình phát thanh phát trên sóng AM, FM mà người lĩnh hội chương trình nghe qua Radio; chương trình truyền hình phát trên hệ thống truyền dẫn số mặt đất hoặc các trang thông tin điện tử của các đài truyền hình Quốc gia và địa phương; chương trình phát thanh, truyền hình của các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí phát trên báo điện tử hoặc cổng thông tin…
Đó là 3 nhóm nguồn tin chính thống rất phong phú, đa dạng như: tin tức cập nhật thường xuyên dành cho mọi đối tượng và nhiều chuyên trang, chuyên mục dành từng đối tượng …