Phụ cấp công vụ có đóng BHXH không?

bởi QuachThiNgocAnh
Phụ cấp công vụ có đóng BHXH không

Xin chào luật sư. Tôi hiện đang là công chức và có tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan tôi đang làm việc. Hàng tháng tôi đều được nhận phụ cập công vụ nhưng tôi có một thắc mắc là liệu khoản vụ cấp công vụ này có được tính để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không? Các khoản phụ cấp nào sẽ được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Phụ cấp công vụ là một trong số các khoản phụ cấp mà những đối tượng như cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật được hưởng thêm bên cạnh các khoản phụ cấp khác của người lao động. Theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội thì một số khoản phụ cấp sẽ được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Vậy với phụ cấp công vụ có áp dụng việc này không? Quy định của pháp luật về phụ cấp công vụ ra sao? Các khoản phụ cấp nào được tính để đóng bảo hiểm xã hội? Để giải đáp thắc mắc này và câu hỏi ở trên, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Phụ cấp công vụ có đóng BHXH không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về phụ cấp công vụ

Phụ cấp công vụ là gì?

Trong quá trình làm việc ngoài mức lương mà một người đang hưởng thì còn được hưởng một khoản tiền phụ cấp, mức phụ cấp này được pháp luật quy định theo mức cụ thể dựa trên mức lương mà người đó được hưởng.

Tuỳ thuộc từng đối tượng mà sẽ được hưởng các khoản phụ cấp khác nhau. Hiện nay người lao động có thể được hưởng các phụ cấp lương như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Phụ cấp công vụ là một trong các khoản phụ cấp được áp dụng với các đối tượng cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Nhà nước quy định phụ cấp công vụ dùng để chi trả cho các đối tượng được lấy từ ngân sách của Nhà nước cùng với nguồn tài chính hợp pháp của các cơ quan, đơn vị. Như vậy ngoài mức lương thì người được hưởng còn hưởng thêm mức phụ cấp công vụ, điều này có ý nghĩa thể hiện sự quan tâm trong chế độ dành cho cán bộ, công chức làm trong cơ quan nhà nước và các tổ chức nhà nước.

Do đó phụ cấp công vụ có thể được hiểu là khoản tiền mà các đối tượng theo quy định pháp luật được hưởng do tính chất công vụ của công việc mà người đó đang đảm nhận, đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật.

Đối tượng hưởng phụ cấp công vụ

Phụ cấp công vụ có đóng BHXH không?
Phụ cấp công vụ có đóng BHXH không?

Theo Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định về đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ như sau:

“1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;

b) Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;

c) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

e) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

g) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.”

Mức phụ cấp công vụ

Mức phụ cấp công vụ được quy định tại Điều 3 Nghị định 34/2012/NĐ-CP. Theo đó:

Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.

Nguyên tắc áp dụng phụ cấp công vụ

Khi áp dụng việc xét đối tượng và chi trả phụ cấp công vụ cho các đối tượng được hưởng phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

– Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:

+ Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

+ Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

– Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.

– Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định này.

Phụ cấp công vụ có đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) không?

Theo quy định về nguyên tắc áp dụng phụ cấp công vụ được thể hiện ở trên thì phụ cấp công vụ là khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm y tế. Trong trường hợp thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ hàng tháng, thì số tiền phụ cấp này sẽ không được tính để đóng bảo hiểm xã hội.

Các khoản phụ cấp được tính để đóng bảo hiểm xã hội?

Về các khoản phụ cấp lương bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương do người sử dụng lao động quyết định.

Theo Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, các khoản phụ cấp lương được tính để đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).”

Phụ cấp lương theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH là:

“b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Phụ cấp công vụ có đóng BHXH không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh và muốn biết thủ tục cần thực hiện để công ty tạm ngừng kinh doanh, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Công chức tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ?


Theo Điều 3 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp công vụ, các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm, bao gồm:
– Cán bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức;
– Công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;
– Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
– …….
Trong khi đó, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan, nhưng công chức tập sự lại chưa được bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm với họ sẽ thực hiện sau khi họ hoàn thành chế độ tập sự và được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm.
Do đó công chức tập sự sẽ không được hưởng phụ cấp công vụ.

Công chức nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp chức vụ không?

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP quy định:
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Trong đó khi công chức sinh con nghỉ thai sản sẽ được hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội, do đó thời gian nghỉ thai sản sẽ không được tính hưởng phụ cấp công vụ.

Phụ cấp công vụ có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTCđược sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản phụ cấp sau được miễn thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.….
Theo đó phụ cấp công vụ sẽ không được miễn thuế thu nhập cá nhân mà vẫn phải tính vào thuế.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm