Phụ cấp đứng lớp của giáo viên tiểu học như thế nào?

bởi Thanh Thủy
Phụ cấp đứng lớp của giáo viên tiểu học

Câu hỏi: Chào luật sư, em họ trường sư phạm vừa mới ra trường năm ngoái và năm nay em đã trúng tuyển vào dạy tại một trường tiểu học côgn lập trong xã, qua một thời gian giảng dạy thì em có được tự mình đứng lớp, theo em được biết thì khi đứng lớp sẽ được hưởng phụ cấp đứng lớp, tuy nhiên em lại chưa nắm rõ được là khoản phụ cấp này được tính như thế nào và em là giáo viên tiểu học thì “Phụ cấp đứng lớp của giáo viên tiểu học” hiện nay là bao nhiêu ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, chắc hẳn các vấn đề liên quan đến mức phụ cấp này cũng đang là thắc mắc chung của nhiều giáo viên hiện nay, sau đây mời các bạn hãy cùng LSX tìm hiểu cụ thể về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học công lập

Nghề giáo là một trong những nghề cao quý và có ý nghĩa rất quan trọng tại nước ta khi mà đây là những người dạy cho con trẻ hoặc thậm chí dạy cho tất cả các đối tượng những tri thức, những kỹ năng, cách ứng xử… trong cuộc sống. Vậy nên để trở thành một người giáo viên thì cá nhân sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ đào tạo nhất định.

Căn cứ theo quy định tại Chương II Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học công lập kể từ ngày 30/5/2023 như sau:

Chức danh nghề nghiệpTiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học công lập trước ngày 30/5/2023Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học công lập kể từ ngày 30/5/2023
Giáo viên tiểu học hạng 3(Mã số V.07.03.29)
– Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3 (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).– Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Giáo viên tiểu học hạng 2 (Mã số: V.07.03.28)
– Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2.– Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Giáo viên tiểu học hạng 1 (Mã số: V.07.03.27)
– Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 1.– Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Phụ cấp đứng lớp của giáo viên tiểu học

Hiện nay đối với các giáo viên hiện đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục côgn lập thì ngoài chế độ lương cơ bản được tính theo hệ số lương thì giáo viên còn có các chế độ phụ cấp riêng. Theo đó, đối với giáo viên của mỗi cấp học khác nhau thì mức phụ cấp này sẽ được tính khác nhau. Vậy phụ cấp đứng lớp của giáo viên tiểu học hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập (hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp) được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC. Theo đó, phụ cấp đứng lớp được tính như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)]  x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Căn cứ khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp đứng lớp như sau:

Cụ thể, tỷ lệ phụ cấp ưu đãi được quy định:

– Mức 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị –  xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

(Trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh)

 Mức 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại:

+ Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

+ Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

– Mức 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại:

+ Các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

+ Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Phụ cấp đứng lớp của giáo viên tiểu học

– Mức 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.

 Mức 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

– Mức 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Như vậy, tuỳ vào địa điểm, cơ sở giảng dạy cụ thể mà tỷ lệ phụ cấp ưu đãi được quy định đối với từng đối tượng giáo viên cũng khác nhau. 

Điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các nội dung về đối tượng, điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp đã được ghi nhận cụ thể. Khi đó thì các chủ thể cần thuộc trường hợp đã được quy định cụ thể và đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định để được hưởng phụ cấp đứng lớp, cụ thể như sau:

Căn cứ Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định đối tượng, điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp như sau:

Đối tượng:

– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.

– Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

 Điều kiện áp dụng:

– Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo.

– Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

+ Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Phụ cấp đứng lớp của giáo viên tiểu học” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết hay cung cấp dịch vụ tra cứu quy hoạch xây dựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên hợp đồng có được phụ cấp đứng lớp không?

Phụ cấp đứng lớp hay phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.
Trong đó, phạm vi và đối tượng áp dụng Thông tư này được quy định tại điểm a khoản 1 mục I bao gồm:
a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên, giáo viên hợp đồng cũng được hưởng phụ cấp đứng lớp.

Lương giáo viên tiểu học mới ra trường là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học công lập như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương của giáo viêm tiểu học mới ra trường trong năm 2023 như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
– Hệ số lương của giáo viên mới ra trường cũng như giáo viên đã giảng dạy lâu năm tại các trường công lập được xác định theo từng hạng tương ứng với chức danh nghề nghiệp mà giáo viên này được bổ nhiệm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm