An ninh phi truyền thống là một khái niệm được sử dụng trên toàn thế giới, nhất là trong tình hình xã hội có nhiều biến chuyển, trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn ra căng thẳng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy định này. Vậy quan niệm an ninh phi truyền thống trên thế giới được hiểu như thế nào? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quan niệm an ninh phi truyền thống trên thế giới
An ninh truyền thống nhấn mạnh an ninh chính trị và quân sự của quốc gia. Khái niệm này nhấn mạnh tới các mối đe doạ về quân sự mà bỏ qua những nguy cơ khác đang ngày càng gia tăng như thảm họa môi trường, thiếu lương thực, cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái kinh tế… được sinh ra như là một sự bổ sung mặt còn thiếu trong khái niệm về an ninh nói chung.
An ninh phi truyền thống trên thế giới có những đặc điểm chủ yếu sau:
- An ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến an ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng biện pháp quân sự;
- Có thể chia các vấn đề an ninh phi truyền thống thành hai nhóm bạo lực phi quân sự và phi bạo lực, trong đó nhóm bạo lực phi quân sự bao gồm khủng bố, tội phạm có tổ chức…; còn nhóm các hoạt động phi bạo lực bao gồm kinh tế, văn hóa, môi trường và dịch bệnh…
- An ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của khái niệm an ninh toàn diện. Do vậy, trong những điều kiện nhất định các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bùng phát thành các vấn đề an ninh truyền thống. Chủ nghĩa khủng bố là một ví dụ tiêu biểu có cả hai mặt an ninh truyền thống và phi truyền thống.
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống đều mang tính xuyên quốc gia thậm chí là xuyên khu vực.
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống ảnh hưởng và hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài hơn so với các vấn đề an ninh truyền thống
Các mối đe doạ an ninh phi truyền thống
Nhìn chung, có thể chia các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay gồm:
- Mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan.
- Mối đe dọa bắt người từ việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chạy đua vũ trang.
- Mối đe dọa từ sự bao vây; cấm vận; sức ép kinh tế; chính trị bên ngoài.
- Mối đe dọa của tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức (buôn lậu ma túy; buôn bán phụ nữ; trẻ em; cướp biển; tội phạm kinh tế – tài chính; tội phạm công nghệ cao,..)
- Mối đe dọa suy thoái môi trường, thảm họa thiên tai.
- Mối đe dọa của bệnh dịch quy mô lớn (SARS, AIDS, dịch cúm gia cầm,..).
- Mối đe dọa bắt nguồn từ đói nghèo; thất nghiệp; dòng người tỵ nạn,…
Có thể thấy rõ rằng, quốc gia dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều có thể bị đe dọa bởi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Đây như một lẽ tất yếu của sự phát triển.
Việt Nam ứng phó với an ninh phi truyền thống từ đại dịch Covid-19
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng và phương châm ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống rất kịp thời; phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
Tới thời điểm hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai hàng trăm cuộc họp và ban hành hàng loạt các chỉ thị; nghị quyết về công tác phòng, chống dịch bệnh hết sức cụ thể và áp dụng linh hoạt cho từng giai đoạn chống dịch. Chính sự kịp thời, phản ứng mau lẹ trong công tác ứng phó với dịch bệnh của Đảng và Nhà nước ta đã có được thời điểm vàng để bảo đảm bệnh dịch không lan rộng và khó kiểm soát.
Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự chung sức của Nhân dân, việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh đã diễn ra ở quy mô chưa có tiền lệ và đạt được những kết quả thắng lợi bước đầu. Chúng ta đã kiểm soát tốt tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch; ngăn chặn, cách ly triệt để, chăm sóc và điều trị tốt, phát hiện sớm và truyền thông hiệu quả; nâng cao tinh thần cảnh giác và sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân.
Ngay từ thời gian đầu khi dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam, Đảng và Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt; đẩy mạnh công tác thông tin; tuyên truyền phòng; chống dịch cho mọi tầng lớp Nhân dân. Chính công tác thông tin, tuyên truyền được các cấp; các ngành; cả hệ thống chính trị quan tâm thực hiện đã tạo ra hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch.
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi của pháp nhân được thực hiện bởi gì?
- Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản theo quy định?
- Quan hệ pháp luật hình sự là gì? Những nội dung liên quan đến quan hệ pháp luật hình sự
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quan niệm an ninh phi truyền thống trên thế giới“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo độc quyền; tạm ngừng doanh nghiệp; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
“An ninh phi truyền thống” là một cụm từ mới. Khái niệm này được xuất hiện chính thức trong “Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống”; được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6, giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) vào ngày 01/11/2002.
Câu trả lời là có. Đại dịch Covid-19 tác động lớn đến sức khỏe của con người; đến tính mạng và sự tồn tại của mỗi cá nhân trong xã hội. Đây là mối đe dọa đến an ninh phi truyền thống nghiêm trọng trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.