Quân phục công an màu trắng là gì?

bởi Hữu Duy
Quân phục công an màu trắng là gì

Công an là một trong những lực lượng quan trọng trong việc bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự xã hội. Trang phục của công an cũng phải tuân theo các quy định nhất định. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề Quân phục công an màu trắng là gì? qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé!

Công an nhân dân là gì?

Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân nòng cốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trực tự và an toàn xã hội.

Theo quy định thì lực lượng công an nhân dân được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ công an theo nguyên tắc tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và phân bổ theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

Công an nhân dân có chức năng quan trọng là tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tham gia các hoạt động đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn của xã hội.

Nhiệm vụ và quyền hạn của công an nhân dân

– Tiến hành thu thập các thông tin, phân tích, đánh giá, qua đó dự báo tình hình và đưa ra các đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham gia các hoạt động thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đối với những quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội.

– Phối hợp chắc chẽ nhằm thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm tiến với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội

– Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác bảo vệ an ninh, các hoạt động quốc phòng và đối ngoại.

– Chủ động trong việc phòng, ngừa, phát triển, ngăn chặn và đấu tranh đánh bại những âm mưu, hoạt động mang tính xâm phạm đến an ninh quốc gia, loại trừ những nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia, bảo vệ Đảng và Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

– Tham gia bảo vệ an ninh chính trị, thông tin trong các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, kinh tế, quốc phòng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do dân chủ của công dân Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân.

– Thực hiện các hoạt động tình báo khác theo quy định của pháp luật hiện hành

– Thực hiện quản lý trong hoạt động thi hành án hình sự, quản lý trại giam, các cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tiến hành tổ chức thi hành các bản án, quyết định hình sự, biện pháp tư pháp, thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khác theo quy định của luật

– Thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, xử phạt hành chính và đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trong quá trình thực hiện các quyết định mang tính cưỡng chế khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền

– Quản lý các vấn đề liên quan đến cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, con dấu cho các tổ chức, doanh nghiệp, an toàn giao thông, trật tự công cộng, quản lý các vũ khí, vật liệu gây cháy nổ, phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành

– Tiến hành triển khai các hoạt động liên quan đến hướng dẫn, huấn luyện mang tính nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đối tượng là lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp

– Lực lượng công an nhân dân có quyền sử dụng các vũ khí, vật liệu nổ hay các công cụ hỗ trợ để tấn công, truy bắt tôi phạm, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật khác, đồng thời để phòng vệ chính đáng.

Quy định trang phục Công an nhân dân

Tại Điều 27 Thông tư 17/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, mặc lễ phục Công an nhân dân được quy định như sau:

” 1. Cán bộ, chiến sĩ mặc lễ phục Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là lễ phục) trong các trường hợp sau:

a) Dự Đại hội Đảng các cấp; dự Đại hội các tổ chức chính trị, xã hội;

b) Dự buổi khai mạc và bế mạc các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;

c) Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế;

d) Cán bộ, chiến sĩ của đơn vị hoặc cá nhân được tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, nhận Huy hiệu Đảng mặc lễ phục thu đông Công an nhân dân tại buổi lễ đón nhận;

đ) Cán bộ, chiến sĩ được thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học tại buổi lễ đón nhận;

e) Dự lễ mít tinh kỷ niệm do các đơn vị, địa phương trong và ngoài lực lượng Công an tổ chức;

g) Dự Đại hội thi đua toàn quốc, Đại hội thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân và Hội nghị điển hình tiên tiến Công an các đơn vị, địa phương;

h) Dự lễ tang cấp Nhà nước.

2. Mặc lễ phục trong các trường hợp khác do trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định.

3. Cán bộ, chiến sĩ khi mặc lễ phục Công an nhân dân phải đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự nhà nước (nếu có); huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự nhà nước đeo ở ngực áo bên trái, theo thứ tự từ phải qua trái, hạng bậc cao bên trên, hạng bậc thấp bên dưới; đeo dây đủ cuống, dải và thân huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự nhà nước khi dự lễ do Nhà nước tổ chức, dự Đại hội thi đua, hội nghị điển hình tiên tiến, gặp mặt truyền thống; đeo cuống huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự nhà nước khi mặc lễ phục trong các trường hợp khác; đeo Huy hiệu Đảng (nếu có) khi tham gia Đại hội Đảng các cấp; phải đeo số hiệu Công an nhân dân.”

Trang phục Công an nhân dân được phân thành lễ phục, trang phục thường dùng và trang phục chuyên dùng, mỗi một loại trang phục sẽ được phân theo mùa xuân hè và thu đông quy định cụ thể tại Điều 26 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BCA Điều lệ nội vụ công an nhân dân 2015 như sau:

Điều 26. Trang phục Công an nhân dân

1. Trang phục Công an nhân dân gồm:

a) Lễ phục xuân hè, lễ phục thu đông;

b) Trang phục thường dùng xuân hè, trang phục thườngdùng thu đông;

c) Trang phục chuyên dùng.

2. Trang phục Công an nhân dân phải sử dụng đúng mục đích theo quy định. Cán bộ, chiến sĩ mặc trang phục Công an nhân dân phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng,sạch sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa; đeo cành tùng đơn, cấp hiệu, phù hiệu, ký hiệu, dây lưng, cravát (đối với trang phục thu đông), đi giầy, tất do Bộ Côngan cấp. Số hiệu Công an nhân dân đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bênphải, cạnh dưới của số hiệu cách gáy mép túi áo ngực phải 3mm (đối với áo thu đông, xuân hè nam); đeo chính giữa áo ngực bên phải, lấy ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với áo thu đông, xuân hè nữ). Cán bộ, chiến sĩ nam mặctrang phục xuân hè áo kiểu sơ mi để áo trong quần, áo kiểu bludông để áo ngoàiquần; khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ), không đeo đồ trang sức gây phản cảmhoặc trái với với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

3. Nghiêm cấm các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ sản xuất,tàng trữ, mua bán và sử dụng trang phục Công an nhân dân trái phép; cấm viết,vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục; sử dụng trang phục sai mục đích.

Quân phục công an màu trắng là gì
Quân phục công an màu trắng là gì?

Quân phục công an màu trắng là gì?

Trang phục màu trắng của sĩ quan Công an là bộ lễ phục được xuất hiện trong các sự kiện trang trọng của ngành công an và các sự kiện lớn của cả nước như: dự Đại hội Đảng các cấp; dự Đại hội các tổ chức chính trị, xã hội; dự buổi khai mạc và bế mạc các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế….

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quân phục công an màu trắng là gì?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Giấy phép sàn thương mại điện tử, thành lập công ty nhanh, tra số mã số thuế cá nhân, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm có những ai?

Bộ Công an;
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Công an xã, phường, thị trấn;
Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Tổ chức, hoạt động, trang bị, trang phục, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đối với Công an xã do pháp luật quy định.

Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân là gì?

– Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
– Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của lực lượng An ninh nhân dân là gì?

– Phòng ngừa, phát hiện, làm thất bại các âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
– Hoạt động tình báo.
– Hướng dẫn và phối hợp với các tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa – tư tưởng, an ninh thông tin; tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia.
– Thực hiện quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
– Làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên các lĩnh vực, tại các địa bàn.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm