Chào luật sư ngày xưa ông tôi có 1 đời vợ và 1 đứa con. Hiện ông tôi đã mất lúc viết di chúc thì không có để lại tài sản cho người vợ cũ; và người con đó. Hiện nay người con đã lấy 30 tuổi và lập gia đình. Khi biết được nhà tôi có một mảnh đất trống ngay nhà tôi; thì người con đã đòi chia phần, nhiều lần gọi điện cho gia đình tôi; đăng hình ảnh gia đình tôi lên mạng xã hội nói xấu; thậm chí nhiều lần đến kêu than và ở lì không đi. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về tội Quấy rối gia đình người khác? Gia đình tôi có thể làm thủ tục kiện về hành vi quấy rối gia đình người khác không? ? Mong Luật sư tư vấn.
Hiện nay, hành vi quấy rối xảy ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau; khiến mọi người cảm thấy mất an toàn và lo lắng. Hành vi quấy rối xuất hiện có thể bắt nguồn từ sự ghen ghét, tuổi tác; tình trạng khuyết tật hoặc thông tin di truyền. Vậy thì Quấy rối gia đình người khác là gì? Quy định ra sao và bị xử phạt như thế nào? Để trả lời cho các câu hỏi này; hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của LSX nhé!
Căn cứ pháp lý
Quấy rối gia đình người khác
Sự quấy rối bằng lời nói hoặc thể chất để hạ thấp người khác; hoặc thể hiện thù địch với 1 người hoặc 1 nhóm người, tạo ra môi trường làm việc; và học tập căng thẳng, đáng sợ và đầy xúc phạm.
Quấy rối là dạng hành vi gây khó chịu, mà đối với một người quan sát biết suy xét, dường như nó mang mục đích gây ảnh hưởng bất lợi đối với một người hoặc nhóm người, thường [nhưng không luôn luôn] nhằm đe dọa, gây phiền toái. Hậu quả của hành vi khiến nỗ lực trở nên khó chịu đối với người bị quấy rối; làm cho họ mệt mỏi hoặc sợ hãi, hoặc làm cho họ ngừng hẳn việc tham gia.
Quấy rối có thể bao gồm các hành vi được tính toán khiến mục tiêu; bị quấy rối chú ý, hoặc nhắm rõ ràng vào (nhóm) người mục tiêu; dù có thể không có những liên lạc trực tiếp.
Hành vi quấy rối nơi công cộng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Bao gồm:
- Đưa ra những nhận xét thô lỗ hoặc xúc phạm;
- Sử dụng những lời nói xấu để xúc phạm về chủng tộc; giới tính, đồng tính luyến ái đối với một người nào đó;
- Có hành vi tình dục không mong muốn;
- Cố tình nói chuyện, làm phiền người khác khi họ không muốn;
- Tùy tiện khai thác, tìm hiểu và lấy thông tin cá nhân của ai đó;
- Theo dõi ai đó;
- Chặn đường đi của ai đó;
- Can thiệp thậm chí xâm phạm không gian riêng tư của ai đó;
- Đụng chạm, véo, nắm, sờ, ấn một bộ phận cơ thể của ai đó; khi không được sự đồng ý hay cho phép;
- Chạm vào ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
- Chụp ảnh ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
- Thủ dâm nơi công cộng;
- Trêu chọc, rủ rê hay gạ gẫm ai đó bằng những tiếng ồn khêu gợi;
- Xem tài liệu khiêu dâm nơi công cộng hoặc cho ai đó xem phim khiêu dâm; mà không có sự đồng ý của họ.
Quấy rối gia đình người khác có thể là những hành vi; lời nói làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia.
Quấy rối gia đình người khác xử phạt như thế nào ?
Tùy vào mức độ và nội dung quấy rối mà mẹ bạn bị dọa nạt; và uy hiếp qua điện thoại; mà người quấy rối mẹ bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự.
Tại Khoản 3 Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; quy định về Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp; truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin:
“3. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa; quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự; nhân phẩm, uy tín của người khác.”
Phụ thuộc vào tính chất và mức độ hành vi quấy rối mà người có hành vi; quấy rối có thể phải phạm những tội trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự hiện hành; (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017).
Nếu hành vi quấy rối này vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của người khác; theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, sẽ bị cảnh cáo; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc cải cách không giam giữ tới 3 năm. Trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; hoặc khung hình phạt nặng hơn, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi.
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Trường hợp 2: Tội vu khống 156 Bộ luật hình sự hiện hành; (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017).
Trong trường hợp hành vi quấy rối này đủ yếu tố cấu thành tội vu khống được quy định; tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017; cụ thể đó là hành vi bịa đặt hoặc an truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác; thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm; hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự; nhân phẩm, uy tín:
“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”
Trong trường hợp này, gia đình đang bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm; nên gia đình bạn có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền; như Tòa án nhân dân, Công an để được giải quyết và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
Khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; uy tín, tài sản, quyền; lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Điều 592 BLDS năm 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm; uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định; tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần; mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm; uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quấy rối gia đình người khác”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tra cứu thông tin quy hoạch tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Như vậy, hành vi xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cá nhân là một trong những hành vi bị cấm theo Luật Viễn thông năm 2009. Do vậy, việc một cá nhân nào đó có hành vi dùng điện thoại, các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, làm nhục… người khác thì tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi nhắn tin, gọi điện quấy rối, làm phiền qua mạng xã hội (zalo, facebook, …)
Liên tục gọi điện thoại, gửi tin nhắn quấy rối, xúc phạm người khác
Hành vi đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân là hành vi bị nghiêm cấm. Do vậy, việc cá nhân nào đó có hành vi dùng điện thoại, các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, làm nhục … người khác thì tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.