Bệnh viện là cơ sở hoạt động quan trọng trong nền xã hội, vậy nên những nền tảng cơ bản của bệnh viện như quy mô, cơ sở hạ tầng, nhân sự cần rất nhiều sự quan tâm của nhà nước và xã hội. Vì ảnh hưởng đến sức khỏe của xã hội nên cần sự quan tâm, chú trọng đặc biệt về giấy phép hành nghề của các bác sĩ, nhân viên y tế và đặc biệt là vấn đề về giấy phép hoạt động. Vậy Quy định cấp giấy phép hoạt động bệnh viện được quy định như thế nào?
LSX sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho mọi người trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 109/2016/NĐ-CP
Giấy phép hoạt động bệnh viện là gì?
Giấy phép hoạt động bệnh viện là giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định pháp luật của Việt Nam và tổ chức theo hình thức là bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa. Các cơ sở được cấp giấy phép hoạt động bệnh viện được thực hiện hoạt động chuyên môn theo danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quy định cấp giấy phép hoạt động bệnh viện
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện?
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện, cụ thể như sau:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, bệnh viện phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
Quy mô bệnh viện:
Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất là 30 giường bệnh;
Bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt, tâm thần phải có ít nhất là 10 giường bệnh.
Cơ sở vật chất:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, tùy theo quy mô bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa, bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các điều kiện sau đây:
Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện;
Đối với bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất là 10 m;
Có máy phát điện dự phòng;
Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật về môi trường.
Thiết bị y tế: Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
Tổ chức các khoa:
Có ít nhất 02 trong 04 khoa nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa;
Khoa khám bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, phòng cấp cứu, lưu bệnh, phòng khám, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu);
Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động có bộ phận chẩn đoán hình ảnh;
Khoa dược;
Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.
Có các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán và các chức năng cần thiết khác.
Nhân sự:
Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa;
Trưởng các khoa chuyên môn của bệnh viện phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện;
Trưởng khoa khác không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện.
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện?
Căn cứ tại Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
“Điều 45. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
- Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.”
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 46 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;
- Đối với bệnh viện, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này còn phải có Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bệnh viện
Để xin giấy phép hoạt động khám chữa bệnh với cơ sở bệnh viện thì cần tiến hành trình tự, thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật khám chữa bệnh năm 2009 và hướng dẫn cụ thể tại Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở khám chữa bệnh cần lập 01 bộ hồ sơ theo quy định mục 2 trên và gửi tới cơ quan có thẩm quyền như sau:
– Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện thuộc các bộ khác: nộp tại Bộ Y tế.
– Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn không phải cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế thì nộp hồ sơ tại Sở Y tế.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cơ quan tiếp nhận (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) thực hiện như sau:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì cơ quan tiếp nhận gửi ngay Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
– Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ theo dấu bưu điện đến, cơ quan tiếp nhận gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp đối với cơ sở bệnh viện trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, bệnh viện phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì phải cấp giấy phép hoạt động nếu không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp nếu có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc có thực hiện bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu trong thơi hạn 60 ngày thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
Bước 4: Cấp giấy phép hoạt động
Giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp theo mẫu quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Giấy chuyển tuyến bệnh viện có thời hạn sử dụng bao lâu?
- Di chúc được lập trong bệnh viện có hiệu lực không năm 2022?
- Đánh bài giải trí không ăn tiền trong bệnh viện có vi phạm?
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định cấp giấy phép hoạt động bệnh viện“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đăng ký bảo hộ thương hiệu Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền cấp phép xây dựng được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 103 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, cụ thể như sau:
“Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
…
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.”
Theo đó thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng bệnh viện, công trình y tế sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép. Ngoài ra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không đúng thẩm quyền, không đúng quy định mà không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng đó.
Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác;
Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền cấp của Bộ trưởng Bộ y tế.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.