Quy định 2023 chi tiết khi làm khai sinh cho con theo hộ khẩu cha

bởi Bảo Nhi
Quy định 2023 chi tiết khi làm khai sinh cho con theo hộ khẩu cha

Việc đăng ký khai sinh và quản lý đăng ký khai sinh luôn là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu được những quốc gia quan tâm thực hiện. Việc đăng ký khai sinh cho con cái của các bậc cha mẹ còn là cơ sở để Nhà nước công nhận cũng như bảo hộ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Khi con cái chào đời bố mẹ luôn có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho những đứa trẻ theo quy định của pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Làm khai sinh cho con theo hộ khẩu cha” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Các trường hợp làm giấy khai sinh cho con theo hộ khẩu cha

Con được khai sinh theo họ và hộ khẩu cha khi thuộc trong các trường hợp sau:

  • Do cha, mẹ thỏa thuận

Pháp luật quy định cha mẹ có quyền thỏa thuận con cái mang họ ai và theo hộ khẩu của ai. Trong trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không được thỏa thuận, thì xác định theo tập quán.

  • Không xác định được người cha

Tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xác định người cha thì khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định dựa theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của người mẹ. Thông tin về người cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ sẽ để trống.

Làm khai sinh cho con theo hộ khẩu cha

Quy định 2023 chi tiết khi làm khai sinh cho con theo hộ khẩu cha
  • Người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Điều 13 Luật Hộ tịch 2014).

Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Luật Cư trú 2020.

  • Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014).

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch.
  • Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.
  • Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú (điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
  • Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện (khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP).

Vậy có thể làm giấy khai sinh cho con theo hộ khẩu của cha.

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con theo hộ khẩu cha

Người thực hiện làm giấy khai sinh cho con theo hộ khẩu cha cần thực hiện:

Bước 1: Nộp và xuất trình hồ sơ hợp lệ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

  • Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh phù hợp và đầy đủ, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch. Và trình lên Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm khai sinh cho con theo hộ khẩu cha”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe theo cccd. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hộ khẩu của con khi đăng ký khai sinh theo hộ khẩu của bố hay của mẹ?

*Về vấn đề chuyển khẩu về nhà chồng sau khi đăng ký kết hôn
Theo Điều 3 Luật Cư trú quy định về Quyền tự do cư trú của công dân như sau:
“Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.
Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.”
Hơn nữa, theo quy định về nơi cư trú của vợ, chồng tại Điều 15 Luật Cư trú thì:
“1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.”
Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành ghi nhận quyền tự do cư trú của công dân và vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Cư trú thì: 
Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp
Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.”
Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 29 Luật cư trú cũng quy định về điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau:
“4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.”.
Như vậy, mặc dù pháp luật cho phép vợ chồng thỏa thuận về nơi cư trú nhưng theo các quy định trên thì nếu bạn thay đổi chỗ ở hợp pháp trong thời hạn 12 tháng, bạn sẽ phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Do đó, nếu bạn đã chuyển chỗ ở hợp pháp (đến chỗ ở hợp pháp của chồng) mà bạn không làm thủ tục nhập vào hộ khẩu của chồng theo thời hạn quy định ở trên thì bạn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú được quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;”
Đối chiếu tình huống, trường hợp của bạn đã kết hôn và chuyển đến nhà chồng được 06 tháng, chưa quá thời hạn thay đổi nơi đăng ký thường trú nên bạn sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính.
*Đăng ký giấy khai sinh cho con theo hộ khẩu bố hay mẹ
Theo Điều 13 Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Căn cứ quy định trên, bạn có thể đăng ký hộ khẩu thường trú của con theo hộ khẩu của bạn hoặc của chồng bạn. Việc bạn chưa chuyển khẩu về nhà chồng không ảnh hưởng gì tới việc khai sinh cho con. Như vậy, con bạn vẫn được mang họ bố và đăng ký hộ khẩu thường trú theo nhà chồng bạn.

Làm khai sinh cho con theo hộ khẩu cha có yếu tố nước ngoài cần những giấy tờ gì?

Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu làm Giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm