Quy định công chứng văn bản thỏa thuận tài sản

bởi Liên
Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản

Thỏa thuận chia tài sản là một trong những giao dịch dân sự có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối trong quá trình chia tài sản, khi thỏa thuận cần lập bằng văn bản và mang đi công chứng để xác thực nội dung cũng như tính hợp pháp của văn bản thỏa thuận. Vậy những trường hợp nào thỏa thuận chia tài sản cần đi công chứng? Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản được thực hiện như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Quy định công chứng văn bản thỏa thuận tài sản

Thỏa thuận chia tài sản được thực hiện giữa những chủ thể trong cùng mối quan hệ về phần tài sản đó. Các chủ thể trong mối quan hệ này có thể là cá nhân với cá nhân, cá nhân với pháp nhân.

Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản có thể là bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc là yêu cầu đặt ra do các bên thỏa thuận. 

Công chứng văn bản thỏa thuận cần phải thực hiện một cách chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội và đúng thẩm quyền của người thực hiện công chứng

Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản thừa kế

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Căn cứ theo Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 thì việc  công chứng văn bản thỏa thuận chia di tài sản thừa kế được thực hiện như sau:

– Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

  • Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

– Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

– Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

  • Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 58 Luật Công chứng năm 2014

1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Đối với việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:

– Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

  • Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
  • Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

– Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, nếu trong trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Các thủ tục, điều kiện công chứng được thực hiện theo quy định của Luật công chứng 2014 và một số quy định khác có liên quan

Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản
Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản

Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản hôn nhân 

Theo Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

  • Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Theo đó, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Văn bản thỏa thuận chia tài sản có thể công chứng khi vợ chồng có yêu cầu hoặc khi quy định pháp luật bắt buộc công chứng.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng đều phải công chứng. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì khi tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký, việc chia tài sản chung vợ chồng chỉ có hiệu lực khi tài sản được đăng ký.

  • Do đó, trường hợp tài sản chung là bất động sản, động sản phải đăng ký, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng buộc phải công chứng, chứng thực.

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X  liên quan đến “Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, tra cứu thông tin quy hoạch, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833.102.102. để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản ở đâu?

Theo Luật công chứng năm 2014, việc công chứng được thực hiện ở các địa điểm sau đây:
– Công chứng tại các phòng tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố.
– Công chứng tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Công chứng tại phòng công chứng thuộc phòng tư pháp.
– Công chứng tại các văn phòng, trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

Văn bản thỏa thuận tài sản được công chứng có hiệu lực khi nào?

 Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. (khoản 1 Điều 5 Luật công chứng 2014)

Thời hạn công chứng văn bản thỏa thuận tài sản là bao lâu?

– Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
– Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm