Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024

bởi Anh
Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm có số lượng người tham gia đông đảo hiện nay. Có hai hình thức đóng bảo hiểm xã hội chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cả hai hình thức này đều có những quy định cụ thể về cách đóng, thời gian đóng để bạn có thể nhận lại những quyền lợi trong quá trình tham gia. Vậy độ tuổi nào thì không cần phải tham gia bảo hiểm xã hội nữa? Mời bạn tham khảo bài viết “Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024

Bảo hiểm xã hội là một chế độ bảo hiểm mang lại rất nhiều nguồn lợi cho người lao động khi còn trong độ tuổi lao động cũng như khi đã nghỉ hưu. Việc đóng bảo hiểm sẽ giúp bạn giảm trừ được nhiều vấn đề và mang lại nguồn thu nhập khi về già.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội được nhà nước tổ chức theo 02 hình thức: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ cần từ đủ 15 tuổi trở lên đều có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an, bộ đội, công an,…

Do vậy, người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên muốn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 tháng trở lên với người sử dụng lao động.

Trong khi đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện dành cho những ai là công dân Việt Nam không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có nhu cầu tham gia loại bảo hiểm này.

Vì vậy, nếu không đi làm công ty, cá nhân là người Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại địa phương.

Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024
Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024

Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội không giới hạn độ tuổi tối đa để được đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, nếu chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có thể bắt đầu đóng ở bất kì độ tuổi nào miễn là từ 15 tuổi trở lên để được hưởng những quyền lợi mà bảo hiểm xã hội mang lại.

Nếu thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho đơn vị sử dụng lao động. Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Còn nếu đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động cần chú ý về thời gian tham gia và độ tuổi đóng bảo hiểm:

– Khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu được tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến khi đủ thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu.

Theo Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời điểm hưởng lương hưu của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do đơn vị sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Thời điểm này được hiểu là khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và có thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên (trừ trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã chỉ cần có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm).

– Khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người lao động đủ được đóng đến khi nào muốn dừng thì thôi.

Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu mà vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng dừng đóng bảo hiểm tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu.

Do đó, người lao động được đóng bảo hiểm tự nguyện cho đến khi có nhu cầu hưởng lương hưu mà không bị giới hạn thời gian đóng và độ tuổi đóng.

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy đăng ký vị thuốc cổ truyền

Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024
Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024

 Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Việc đóng bảo hiểm bao nhiêu năm để được hưởng chế độ hưu trí là điều mà mọi người lao động đều quan tâm khi nhắc đến bảo hiểm xã hội. Vì việc đóng bảo hiểm này giúp cho người lao động có được nguồn tài chính ổn định khi về già.

Căn cứ Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019, trong hầu hết trường hợp, người lao động đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 20 năm thì được hưởng lương hưu khi đủ tuổi.

Riêng người lao động nữ làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã thì chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm là có thể hưởng lương hưu khi đủ tuổi.

Theo Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc  trong điều kiện bình thường là từ đủ 60 tuổi 09 tháng đối với nam nghỉ hưu vào năm 2023 và từ đủ 56 tuổi đối với nữ nghỉ hưu vào năm 2023. Người nghỉ hưu những năm sau, tuổi nghỉ hưu tăng 03 tháng đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và tăng 04 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nữ.

Trường hợp người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc bị suy giảm khả năng lao động,… thì có thể nghỉ hưu sớm hơn từ 05 đến 10 tuổi so với tuổi quy định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trên 60 tuổi có được coi là lao động cao tuổi không?

Theo quy định tại khoản 1 điều 148 Bộ luật lao động 2019, NLĐ cao tuổi là NLĐ đã đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng vẫn tiếp tục lao động, làm việc theo quy định của luật lao động. Tại khoản 2 điều 169 Bộ luật lao động, độ tuổi nghỉ hưu được quy định là:
NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của NLĐ được điều chỉnh cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện bình thường của lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và 55 tuổi 4 tháng với lao động nữ. Từ 2021, sau mỗi năm, tuổi nghỉ hưu của NLĐ nam sẽ tăng 3 tháng và NLĐ nữ sẽ tăng 04 tháng.
Như vậy, khi trên 60 tuổi, lao động nữ sẽ được tính là lao động cao tuổi. Đối với nam giới, là tủ đủ 60 tuổi 3 tháng.

Người lao động trên 60 tuổi có được đóng BHXH không?

Từ năm 2021, lao động nam phải trên từ đủ 60 tuổi 3 tháng mới được tính là lao động cao tuổi, đủ tuổi nghỉ hưu. Vì thế, lao động nam khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu vẫn có thể đóng BHXH bắt buộc nếu làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn từ 1 tháng trở lên. Trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ sẽ thuộc về đơn vị sử dụng lao động. Nếu NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm việc thì tùy vào từng trường hợp, NSDLĐ sẽ có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc:
Trường hợp 1: NLĐ thuộc đối tượng đang hưởng lương hưu
NLĐ sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng nếu đáp ứng cá điều kiện về độ tuổi và số năm đóng BHXH. Theo quy định tại khoản 2 điều 149 Bộ Luật lao động 2019, NLĐ hưởng lương hưu nếu vẫn tiếp tục làm việc theo HĐLĐ thì ngoài chế độ hưu trí theo luật định, NLĐ sẽ được hưởng lương và các quyền lợi khác theo quy định của BLLĐ.
Đồng thời, theo luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ đang hưởng lương hưu khi giao kết HĐLĐ sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH. Vì thế, trong trường hợp này, khi NLĐ trên 60 tuổi đang hưởng lương hưu theo chế độ, doanh nghiệp sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc.
Trường hợp 2: NLĐ chưa hưởng lương hưu
NLĐ khi ký hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc một trong các đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật BHXH 2014. Do đó, trường hợp NLĐ trên 60 tuổi nhưng chưa hưởng lương hưu, đang làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên vẫn thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Doanh nghiệp/NSDLĐ sẽ phải đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ trong trường hợp này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm