Quy định đối với giáo viên dạy nghề như thế nào?

bởi Thanh Thủy
Quy định đối với giáo viên dạy nghề

Trường dạy nghề là cơ sở giáo dục rất thường gặp hiện nay ở nước ta, đây là những cơ sở giáo dục với chức năng chủ yếu là để đào tạo nghề nghiệp với nhiều cấp độ như sơ cấp, trung cấp, cao đẳng… Những giáo viên đang theo giảng dạy tại những ngôi trường này được gọi là giáo viên dạy nghề. Cũng như giáo viên các cấp, để được trở thành giáo viên dạy nghề thì cần phải đáp ứng đực các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy “Quy định đối với giáo viên dạy nghề” hiện nay như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của LSX nhé.

Giáo viên dạy nghề là gì?

Giáo viên dạy nghề là những người giảng dạy có kinh nghiệm, chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định như điện tử, thương mại, kỹ thuật chuyên ngành, sửa chữa ô tô, cơ khí tự động, nghệ thuật, v.v. 

Giáo viên dạy nghề sẽ giúp người học phát triển kỹ năng trong lĩnh vực mà họ giảng dạy, và cũng có thể giảng dạy nhiều hơn một chuyên ngành.

Lên kế hoạch học tập, các hoạt động, cân bằng giữa giảng dạy, hướng dẫn, thời gian làm việc thực tế để người học có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công việc

Hướng dẫn theo nhóm hoặc cá nhân cách sử dụng các loại máy móc, sử dụng bài giảng, thảo luận, minh họa hoặc nhiều hình thức khác và giám sát trong quá trình người học sử dụng các thiết bị, ngăn ngừa thiệt hại hoặc bị thương

Quan sát, đánh giá kết quả của người học, cả về thể chất, năng lực học tập cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội.

Tố chất cần có của giáo viên dạy nghề:

+, Chấp hành nghiêm chỉnh chủ chương, đường lối của đảng
+, Học tập nâng cao kiến thức
+, Có ý thức tổ chức kỷ luật
+, Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân
+, Yêu nghề, tận tụy với nghề
+, Công bằng trong giảng dạy
+, Có kiến thức chuyên môn
+, Năng lực sư phạm dạy nghề
+, Năng lực phát triển nghề nghiệp,nghiên cứu khoa học.

Quy định đối với giáo viên dạy nghề

Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp

Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn

– Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

– Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy.

– Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề.

– Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề được phân công giảng dạy.

– Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.

– Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ của nghề được phân công giảng dạy.

Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ

Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.

Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học

Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.

Tiêu chí về năng lực sư phạm

Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy

– Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.

– Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng.

Quy định đối với giáo viên dạy nghề
Quy định đối với giáo viên dạy nghề

Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

– Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.

– Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.

– Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.

– Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.

Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy

– Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.

– Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.

– Vận dụng một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học.

– Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

– Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với mô-đun được phân công giảng dạy.

– Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học

– Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.

– Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

– Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp.

– Tham gia chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ sơ cấp.

Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục

– Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.

– Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.

Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập

– Quản lý được các thông tin liên quan đến người học.

– Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.

Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội

– Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.

– Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng

Tiêu chí về năng lực chuyên môn

Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn

– Đối với nhà giáo dạy lý thuyết

+, Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;”

+, Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;

+, Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;

+, Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

– Đối với nhà giáo dạy thực hành

+, Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;

+, Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

+, Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;

+, Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

– Đối với nhà giáo dạy tích hợp

+, Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đăng nghề hoặc tương đương;

+, Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;

+, Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;

+, Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

+, Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

+, Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.

Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ

Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.

 Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học

Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.

Tiêu chí về năng lực sư phạm

Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy

1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương.

2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.

Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

1. Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.

2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.

3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.

4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.

5. Tự làm các thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy.

6. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy

1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.

2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.

3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học.

4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Quy định đối với giáo viên dạy nghề đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn ở xã. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

 Căn cứ đánh giá, xếp loại nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là gì?


Theo quy định tại Đối với Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thì:
– Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: Có 03 tiêu chí, 14 tiêu chuẩn, 35 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 4, Điều 5; các khoản của Điều 3 và các khoản của các điều từ Điều 6 đến Điều 16 của Thông tư này.
– Đối với nhà giáo dạy lý thuyết, thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 41 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 18, Điều 19, Điều 33, Điều 34; các điểm của các khoản 1, 2 Điều 17; các điểm của các khoản 1, 2 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 20 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 35 đến Điều 46 của Thông tư này.
– Đối với nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 43 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 18, Điều 19, Điều 33, Điều 34; các điểm của khoản 3 Điều 17; các điểm của khoản 3 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 20 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 35 đến Điều 46 của Thông tư này.”

Quy định về xếp loại nhà giáo ra sao?

Không đạt chuẩn
Nhà giáo không đạt chuẩn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Điểm quy đổi dưới 50 điểm;
b) Điểm quy đổi từ 50 điểm trở lên nhưng điểm đánh giá của một trong các tiêu chuẩn đạt dưới 50% điểm đánh giá tối đa;
c) Điểm quy đổi từ 50 điểm trở lên nhưng điểm đánh giá của chỉ số quy định tại khoản 1 Điều 3; điểm a của các khoản 1, 2, 3 Điều 17; điểm a của các khoản 1, 2, 3 Điều 32 của Thông tư này (sau đây gọi là chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1) hoặc chỉ số quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 35 (sau đây gọi là chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2) không đạt điểm đánh giá tối đa.
Đạt chuẩn
a) Loại C: Điểm quy đổi đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa;
b) Loại B: Điểm quy đổi đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa;
c) Loại A: Điểm quy đổi đạt từ 80 điểm đến 100 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm