Quy định ghi nhãn thực phẩm chức năng như thế nào?

bởi Nguyen Duy
Quy định ghi nhãn thực phẩm chức năng

Chào Luật sư X, tháng trước tôi có mua ở chỗ người quen một hộp thực phẩm chức năng có chức nưng bổ phổi, lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, trên hộp không có nhãn mác gì cả nhưng do mua từ người quen nên tôi vẫn mua nhưng tôi vẫn lo, không biết thông tin cụ thể của sản phẩm như thế nào. Vậy hiện nay, thực thẩm chức năng có bắc buộc phải có nhãn mác không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, thực phẩm chức năng là một trong các sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay. Trên các sản phẩm thực phẩm chức năng bắt buộc sẽ có nhãn mác và thông tin sản phẩm nhầm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Vậy quy định ghi nhãn thực phẩm chức năng hiện nay là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng được ra đời lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1980 khi loại thực phẩm này được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được chứng minh rằng chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện.

Một số ví dụ về thực phẩm chức năng có tác dụng tốt với sức khỏe là thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, men vi sinh hoặc thực phẩm bổ sung chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau, quả hạch, hạt và ngũ cốc cũng thường được coi như thực phẩm chức năng do những lợi ích về sức khỏe do chúng đem lại. Ví dụ, trong yến mạch có chứa một loại chất xơ gọi là beta glucan đã được chứng minh là giúp giảm viêm, tăng cường chức năng miễn dịch và là thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe của tim.

Tương tự, trái cây và rau quả có khả năng chống lại bệnh tật do chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa- những hợp chất rất tốt cho sức khỏe.

Quy định mới về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa

* Tại khoản 5, điều 1. sửa đổi, bổ sung (điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa:

1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

a) Tên hàng hóa;

b) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.

a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

* Tại khoản 6, điều 1 (Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) về tên và địa chỉ tổ chức, cá nhận chịu trách nhiệm về hàng hóa:  

Quy định ghi nhãn thực phẩm chức năng
Quy định ghi nhãn thực phẩm chức năng

3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.

Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.”;

* Tại khoản 7, điều 1 (Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) về xuất xứ hàng hóa 

“Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm từ hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”, “đóng chai tại”, “phối trộn tại”, “hoàn tất tại”, “đóng gói tại”, “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa”.

* Bên cạnh đó, Quy định ghi nhãn thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa, cho các nhóm hàng lương thực – thực phẩm như sau:

1. Lương thực

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

2. Thực phẩm

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);

Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

3.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

4.Thực phẩm đã qua chiếu xạ

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ”.

5.Thực phẩm biến đổi gen

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm biến đổi gen” hoặc “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng.

6.Đồ uống (trừ rượu):

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

7. Rượu

a) Định lượng;

b) Hàm lượng etanol;

c) Hạn sử dụng (nếu có);

d) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);

đ) Thông tin cảnh báo (nếu có);

e) Mã nhận diện lô (nếu có).

8. Thuốc lá

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Thông tin cảnh báo;

d) Hạn sử dụng;

đ) Mã số, mã vạch.

9. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần định lượng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

e) Ghi cụm từ: “Phụ gia thực phẩm” đối với nhóm phụ gia thực phẩm;

g) Ghi cụm từ: “Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm” đối với nhóm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

h) Thông tin, cảnh báo (nếu có).

10. Vi chất dinh dưỡng

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Thành phần;

d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

đ) Ghi cụm từ: “Dùng cho thực phẩm”.

11. Nguyên liệu thực phẩm

a) Tên nguyên liệu;

b) Định lượng;

c) Ngày sản xuất;

d) Hạn sử dụng;

đ) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định ghi nhãn thực phẩm chức năng “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký mã số thuế cá nhân; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Miễn một số nội dung ghi nhãn bắt buộc?

Miễn ghi nhãn phụ đối với sản phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân, quà tặng, quà biếu trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; sản phẩm nhập khẩu của đối tượng được ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; sản phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Ngoài gia vị và thảo mộc, đối với các bao gói nhỏ, có diện tích bề mặt lớn nhất nhỏ hơn 10 cm2, miễn áp dụng ghi thành phần cấu tạo, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng nếu có nhãn phụ hoặc bao bì ngoài đã thể hiện đầy đủ các nội dung đó.
Miễn ghi ngày sản xuất đối với dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Ghi hạn sử dụng trên nhãn sản phẩm thực phẩm như thế nào?

Trên nhãn thực phẩm bắt buộc phải có dòng chữ “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Ngoài ra có thể thêm dòng chữ  “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm; 
Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” chỉ được đưa ra thị trường trong khoảng thời gian cho phép; 
Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì vẫn được bán trên thị trường khi nhà sản xuất chứng minh được sản phẩm không có hại với sức khỏe con người với cơ quan có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. Ngoài ra, nhà sản xuất mới có quyền kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên;

Muốn kinh doanh thực phẩm chức năng có cần phải có giấy phép không?

Để kinh doanh thực phẩm chức năng cơ sở kinh doanh cần phải có:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Thông tư số 43/2014/TT-BYT)
Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm