Mã định danh thường dùng để tra cứu những thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Loại mã này gắn liền với thông tin cơ bản của một cá nhân. Những thông tin này sẽ được Bộ Công an thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mã định danh trên giấy khai sinh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP
- Luật Căn cước công dân 2014
Mã định danh là gì?
Tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về số định danh cá nhân như sau:
“Điều 13. Cấu trúc số định danh cá nhân
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.”
Thời điểm công dân được cấp mã số định danh
Căn cứ quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, công dân được cấp số định danh cá nhân khi:
“Điều 14. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh
- Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Quốc tịch;
h) Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
- Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.”
“Điều 15. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú
- Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này và các thông tin dưới đây để cấp số định danh cá nhân:
a) Nơi thường trú;
b) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.
- Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.”
Mã định danh trên giấy khai sinh
Cách tra cứu mã số định danh cho trẻ em
Bộ Công an đã và sẽ triển khai cấp mã số định danh cá nhân cho toàn bộ người dân, học sinh chưa có Chứng minh thư, Căn cước công dân và kể cả trẻ sơ sinh.
Với đối tượng là trẻ em chưa được cấp thẻ Chứng minh thư, Căn cước công dân sẽ không tạo được tài khoản DVC Quốc Gia nên không thể thực hiện việc tra cứu mã số định danh cá nhân trên website Cổng DVC Quản lý dân cư như hướng dẫn bên trên.
Tuy nhiên, theo như quy định trên thì người dân có thể tra cứu số định danh cá nhân cho trẻ trên giấy khai sinh theo mẫu mới gồm bản chính và bản sao được quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP do Bộ Tư pháp in ấn và phát hành.
Dãy số trong mã định danh trên giấy khai sinh của trẻ, bố mẹ có thể sử dụng để đăng ký tài khoản định danh điện tử cho con.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022
- Theo quy định không có giấy khai sinh có làm cccd được không?
- Sinh con bao lâu thì làm giấy khai sinh theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mã định danh trên giấy khai sinh”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về mẫu xin tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân;
Tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.
Mỗi số định danh cá nhân trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư sẽ chứa đựng, tích hợp rất nhiều thông tin quan trọng của công dân. Trong đó, các thông tin cơ bản nhất là:
Họ tên khai sinh;
Ngày tháng năm sinh;
Giới tính;
Nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, tạm trú, tình trạng khai báo tạm vắng, nơi ở hiện tại…
Quê quán;
Dân tộc;
Tôn giáo;
Thông tin về người thân hoặc người đại diện hợp pháp;
Thông tin chủ hộ và các thành viên trong gia đình;
Ngày tháng năm chết hoặc mất tích…