Quy định mới về Công an xã bán chuyên trách như thế nào?

bởi Hữu Duy
Quy định mới về Công an xã bán chuyên trách

Công an xã là lực lượng quan trọng trong việc bảo vệ an ninh địa phương, khu vực. Công an xã được phân thành công an xã chuyên trách và công an bán chuyên trách. Vậy quy định mới về Công an xã bán chuyên trách như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Các quy định của pháp luật về Công an xã

Công an xã là Công an cấp cơ sở, lực lượng giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở. Những năm qua, vấn đề xây dựng lực lượng Công an xã ngày càng được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, từ sau Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở” được ban hành, Bộ Công an đã thực hiện bố trí công  an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên phạm vi cả nước1. Bước thay đổi quan trọng và đột phá về xây dựng lực lượng Công an xã đã đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Công an xã nói chung và trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở địa bàn xã còn những hạn chế, bất cập, cần được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Ở nước ta, xã là địa bàn rộng lớn, chiếm trên 80% diện tích cả nước nên những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự phát sinh cũng hết sức đa dạng. Đặc biệt, các loại tội phạm, vi phạm pháp luật khác vốn trước đây chủ yếu diễn ra ở địa bàn đô thị đang có chiều hướng phát sinh, gia tăng ở địa bàn xã như: tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, bảo kê, cho vay nặng lãi, tội phạm chống người thi hành công vụ, tình trạng vi phạm pháp luật của tuổi vị thành niên. Với tính chất là cấp công an gần dân nhất, gắn với địa bàn, đối tượng quản lý trực tiếp, tại chỗ, Công an xã có điều kiện, khả năng để nắm bắt, giải quyết các vấn đề an ninh, trật tự phát sinh ở địa bàn cơ sở. Vì vậy, việc bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên phạm vi cả nước là chủ trương đúng đắn, cấp thiết giúp thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ QLNN về ANTT ở địa bàn cơ sở. Tuy nhiên, theo nguyên tắc phân cấp QLNN, việc tăng cường chức năng, nhiệm vụ phải gắn với việc trao thêm quyền hạn. Do đó, để giúp Công an xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ QLNN về ANTT ở địa bàn cơ sở cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho lực lượng này.

Những hạn chế trong các quy định của pháp luật về Công an xã

Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN về ANTT tại cơ sở của Công an xã thời gian qua. Tuy nhiên, thực tiễn bảo đảm ANTT tại địa bàn xã, đặc biệt là sau khi Bộ Công an thực hiện bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã cho thấy, quy định trong các văn bản nêu trên đã bộc lộ những bất cập, hạn chế sau đây:

Thứ nhất, quy định về tổ chức, hoạt động và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã chưa thống nhất, đồng bộ.

Đây là bất cập lớn nhất, có tính cốt lõi nhất. Theo quy định hiện hành, địa vị pháp lý của Công an xã vừa chịu sự điều chỉnh bởi Luật Công an nhân dân năm 2018, Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an[3], vừa chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh Công an xã năm 2008 và Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 17 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định: “Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm: Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Công an xã, phường, thị trấn”. Theo quy định này, Công an xã được xác định là một cấp công an trong hệ thống tổ chức của Công an nhân dân (cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Như vậy, về mặt hành chính, Công an xã và Công an phường là cùng cấp, nhưng hiện nay, Bộ Công an mới chỉ ban hành thông tư quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an phường.

Theo quy định của Điều 3 Pháp lệnh Công an xã năm 2008: “Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã”, Theo quy định này, Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách. Ngoài ra, theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, Trưởng Công an xã được xác định là công chức cấp xã[4]. Như vậy, rõ ràng, địa vị pháp lý của Công an xã đang bị chồng chéo bởi nhiều quy định khác nhau, lại chưa thống nhất. Do đó, trên thực tế, dù đã thực hiện bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã (tức là về mặt lực lượng đã thực hiện chính quy), nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an xã (như đã quy định đối với Công an phường). Ngoài ra, do chưa có quy định rõ ràng về địa vị pháp lý của Công an xã nên có địa phương, Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp vẫn giữ quan điểm, cách thức chỉ đạo Công an xã như là lực lượng bán chuyên trách trước đây, tức là Công an xã phải thực hiện những nhiệm vụ ngoài chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thuộc lĩnh vự an ninh, trật tự. Những hạn chế, vướng mắc này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo đảm ANTT ở địa bàn xã, trong đó có QLNN về ANTT của Công an xã.

Thứ hai, quy định về thẩm quyền của Công an xã chưa tương xứng với trách nhiệm được giao trong bảo đảm ANTT tại địa bàn cơ sở.

Với những điều kiện sẵn có về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm đã được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện trong thực tiễn, công an chính quy khi đảm nhiệm chức danh Công an xã được giao nhiều trọng trách, nhiệm vụ nặng nề, áp lực lớn hơn trong bảo đảm ANTT so với Công an xã là lực lượng bán chuyên trách trước đây. Tuy nhiên, thẩm quyền của Công an xã hiện nay trong các lĩnh vực quản lý cụ thể chưa tương xứng với các nhiệm vụ đặt ra đối với hoạt động của Công an xã tại địa bàn cơ sở.

Thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã bổ sung trách nhiệm của Công an xã như: Luật Căn cước công dân; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Luật Cư trú; Luật Đặc xá; Luật Thi hành án hình sự; Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;… Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực quản lý mà thẩm quyền của Công an xã chủ yếu là thu thâp thông tin, tiếp nhận, báo cáo Công an cấp trên, tuyên truyền phổ biến pháp luật hay phối hợp thực hiện nhiệm vụ của công an cấp trên khi có yêu cầu… Do đó, dù gắn với địa bàn, đối tượng quản lý trực tiếp nhưng thẩm quyền được giao còn mức độ nên “sức mạnh quyền uy” (dưới góc độ khoa học quản lý) của Công an xã còn hạn chế. Ví dụ, trong lĩnh vực quản lý công dân Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài, quy định hiện hành yêu cầu Công an xã phải nắm số lượng công dân trên địa bàn xuất cảnh ra nước ngoài nhất là trường hợp có dấu hiệu xuất cảnh trái phép, nhưng quy trình, thủ tục giải quyết cho công dân xuất cảnh lại không có cơ chế bảo đảm cho Công an xã nắm bắt được thông tin cần thiết cho việc thống kê số lượng công dân trên địa bàn xã xuất cảnh ra nước ngoài; trong quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về ANTT, pháp luật giao trách nhiệm cho Công an xã tiếp nhận thông báo của cơ sở kinh doanh, xử lý các vụ việc vi phạm có liên quan đến lĩnh vực ANTT tại cơ sở kinh doanh theo thẩm quyền, nhưng Công an xã không có thẩm quyền trong kiểm tra cũng như tham gia vào quá trình xử lý vi phạm của cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT…

Thứ ba, các quy định về điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn lực khác cho Công an xã trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN về ANTT cũng như chế độ, chính sách còn thiếu, ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực cho hoạt động bảo đảm ANTT tại địa bàn xã.

Hiện nay, các quy định về bảo đảm cơ sở vật chất, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trụ sở làm việc… của Công an xã là chưa cụ thể và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoạt động bảo đảm ANTT của Công an xã. Bên cạnh đó, sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong các quy định về tổ chức và hoạt động của Công an xã cũng gây trở ngại nhất định cho việc áp dụng quy định về điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện cho thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT tại địa bàn xã. Ngoài ra, phần lớn trụ sở làm việc và các điều kiện về cơ sở vật chất khác của Công an xã đang sử dụng hiện nay là UBND xã cũng là một trong những trở ngại cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT, nhất là với những vụ việc yêu cầu công tác phải đảm bảo bí mật về chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ thông tin nội bộ…

Một điểm nữa là về ngân sách cho hoạt động của Công an xã. Các quy định hiện hàn vẫn chưa xác định thống nhất nguồn ngân sách cho hoạt động của Công an xã. Vì vậy, nhiều hoạt động không rõ nguồn kinh phí do Công an huyện cấp hay ngân sách của UBND xã.

Thứ tư, quy định về tiêu chuẩn và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cũng như quy định về công tác cán bộ khác (quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển) cho lực lượng Công an xã chưa rõ ràng, thống nhất.

Hiện nay, việc bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã được thực hiện cơ học trên cơ sở điều chỉnh, sắp xếp nội bộ mà chưa có văn bản quy định về tiêu chuẩn của Công an xã nói chung và việc tuyển chọn vào Công an xã nói riêng cũng như vấn đề về tiêu chí, căn cứ để đánh giá, phân loại công tác cán bộ hằng năm.

Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN về ANTT của Công an xã thời gian qua. Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của Công an xã nói chung, trong đó có nhiệm vụ QLNN về ANTT là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Quy định mới về Công an xã bán chuyên trách

Nội dung này được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 quy định về việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.

Theo đó, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập phương án bố trí sắp xếp công tác hợp lý cho Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế. Đồng thời, giải quyết chế độ, chính sách thôi việc với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế.

Đặc biệt, Điều 12 Nghị định 42 nêu rõ về việc tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách như sau:

– Với xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy, UBND các cấp đồng ý tiếp tục sử dụng Công an xã bán chuyên trách bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản khác.

Số lượng, mức phụ cấp với các đối tượng này do UBND trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định từ ngân sách Nhà nước.

– Với Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ mà không bố trí sắp xếp được công tác khác hoặc không tiếp tục tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì quyết định chi hỗ trợ thôi việc.

Đặc biệt, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ phải chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy.

Quy định mới về Công an xã bán chuyên trách
Quy định mới về Công an xã bán chuyên trách

Chế độ với công an xã bán chuyên trách

Về giải quyết chế độ, chính sách đối với Công an xã bán chuyên trách quy định tại Điều khoản chuyển tiếp:

Bộ Công an nghiên cứu chỉnh sửa theo hướng quy định đối với xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy, những trường hợp Công an xã bán chuyên trách được UBND địa phương đồng ý tiếp tục sử dụng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác.

Đối với các trường hợp Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn bố trí công tác khác thì được hưởng trợ cấp theo quy định pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ Công an:

– Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trước khi gửi xin ý kiến Thành viên Chính phủ.

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, thống kê các trường hợp Công an xã bán chuyên trách nghỉ việc do không bố trí, sắp xếp được công tác khác khi thực hiện chủ trương bố trí Công an xã chính quy mà chưa được hưởng hỗ trợ thôi việc theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định mức hỗ trợ thôi việc phù hợp.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định mới về Công an xã bán chuyên trách” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, thành lập công ty nhanh, tra số mã số thuế cá nhân, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mô hình công an xã bán chuyên trách như thế nào?

Công an xã bán chuyên trách được bố trí theo mô hình Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên. 

Những hành vi vi phạm công an xã được phép xử lý là gì?

– Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh
– Đỗ xe ở lòng đường trái quy định
– Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu
– Điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi
– Các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Nhiệm vụ của công an xã là gì?

1. Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.
2. Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.
3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm