Công an xã có quyền tạm giữ xe không theo quy định?

bởi BuiNgan
Công an xã có quyền tạm giữ xe không theo quy định

Tạm giữ phương tiện giao thông là một trong những biện pháp được cơ quan chức năng áp dụng để thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ của họ.Tùy thuộc vào giá trị của phương tiện và tính chất vụ việc mà thẩm quyền tạm giữ phương tiện sẽ được trao cho từng đối tượng khác nhau thực hiện.  Công an xã có quyền tạm giữ xe không theo quy định hiện nay? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Công an xã có quyền tạm giữ xe không theo quy định

Khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các trường hợp tạm giữ phương tiện như sau:

– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền nhưng cá nhân, tổ chức không có Giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ liên quan đến phương tiện để tạm giữ cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

– Việc tạm giữ phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

– Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại phương tiện bị tạm giữ.

Căn cứ Điều 39  Luật xử lý vi phạm hành chính số 02/VBHN-VPQH  quy định Thẩm quyền của Công an nhân dân như sau: 

“1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Như vậy,Trưởng công an cấp xã có thẩm quyền tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.500.000 đồng. Xe máy đào của bác trị giá lớn hơn 2.500.000 đồng thì Trưởng công an cấp xã không có thẩm quyền tịch thu. Ngoài ra, theo Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính số 02/VBHN-VPQH  thì biện pháp tịch thu chỉ áp dụng với tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính nếu xe của bác không vi phạm hành chính thì không bị tịch thu. 

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính số 02/VBHN-VPQH thì thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Thẩm quyền của công an xã đối với vi phạm giao thông

Công an xã có quyền tạm giữ xe không theo quy định
Công an xã có quyền tạm giữ xe không theo quy định

Theo Nghị định 27/2010/NĐ-CP và Thông tư 01/2016/TT-BCA, ngoài lực lượng CSGT, các lực lượng cảnh sát khác và Công an xã cũng có nhiệm vụ phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể, Công an xã có nhiệm vụ như sau:

– Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

 Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng

– Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.

Công an xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ ngay cả trong trường hợp không có CSGT đi cùng.

Công an xã chỉ được phép thực hiện việc xử phạt trong thẩm quyền của mình, tức là khi đang đi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nói cách khác, theo sự huy động của người có thẩm quyền trong một số trường hợp cần thiết.

Trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

– Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị – xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương

– Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp

– Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Người có thẩm quyền huy động lực lượng Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

– Bộ trưởng Bộ Công an: thẩm quyền huy động trong phạm vi toàn quốc

– Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội: thẩm quyền huy động trong phạm vi toàn quốc

– Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: thẩm quyền huy động trong phạm vi từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.

– Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: thẩm quyền huy động trong phạm vi địa phương mình phụ trách.

Các hành vi vi phạm công an xã được phép xử lý

Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định, Công an xã chỉ được xử phạt những hành vi vi phạm xảy ra trên tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và thuộc một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh

– Đỗ xe ở lòng đường trái quy định

– Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu

– Điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi

– Các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Công an xã không được phép dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Công an xã có quyền tạm giữ xe không theo quy định. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty trọn gói, công chứng ủy quyền tại nhà mẫu tạm ngừng kinh doanh, xác nhận, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhântra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ

1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
2. Các tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.
3. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn; bảo đảm tính nguyên vẹn.
4. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Quyền của tổ chức, cá nhân có phương tiện bị tạm giữ

1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi hết thời hạn bị tạm giữ.
3. Yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có phương tiện bị tạm giữ

1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quyết định tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.
3. Chấp hành quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm