Quy định số căn cước công dân năm 2022 như thế nào?

bởi Sao Mai
Dịch vụ làm căn cước công dân tại tphcm

Chào Luật sư, Tôi vừa mới được cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp. Trước giờ tôi không để ý 12 số trên căn cước công dân gắn chíp của tôi có ý nghĩa gì. Cho tôi hỏi hiện nay pháp luật có quy định như thế nào về các con số ấy? Quy định tại đâu? Tôi xin cảm ơn

Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Quy định số căn cước công dân” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Tại sao phải đổi Căn cước công dân găn chíp?

Hiện nay, căn cước công dân (CCCD) gắn p là loại giấy tờ nhân thân duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại CMND/CCCD mã vạch cũ đã hết hạn hoặc không còn giá trị sử dụng.

Cụ thể, căn cứ các quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người sử dụng CMND, CCCD phải đi đổi sang CCCD gắn chip mới nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi đối với người sử dụng CCCD;

– CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA);

– CMND/CCCD bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD/CMND;

– Bị mất thẻ CCCD/CMND;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Người sử dụng CMND/CCCD thuộc một trong các trường hợp trên đều sẽ phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Ý nghĩa 12 số trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp năm

Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Mã định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc cấp cho công dân Việt Nam, mã số định danh cá nhân là mã số duy nhất của mỗi công dân và không lặp lại ở cá nhân nào khác. 

Quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết về các con số này:

Điều 4. Mã số trong số định danh cá nhân

1. Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Cụ thể:

– 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,

– 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân

– 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;

– 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

Trong đó:

– Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân khai sinh có các mã từ 001 đến 0096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Công dân khai sinh ở Hà Nội có mã 001, Hải Phòng có mã 031, Đà Nẵng có mã 048, TP. Hồ Chí Minh có mã 079…

– Mã thế kỷ và mã giới tính được quy ước như sau:

+ Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

+ Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

+ Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

+ Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

+ Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

– Mã năm sinh: Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân.

TỉnhTỉnhTỉnh
Hà Nội1Thái Bình34Đắk Nông67
Hà Giang2Hà Nam35Lâm Đồng68
Cao Bằng4Nam Định36Bình Phước70
Bắc Kạn6Ninh Bình37Tây Ninh72
Tuyên Quang8Thanh Hóa38Bình Dương74
Lào Cai10Nghệ An40Đồng Nai75
Điện Biên11Hà Tĩnh42Bà Rịa – Vũng Tàu77
Lai Châu12Quảng Bình44Hồ Chí Minh79
Sơn La14Quảng Trị45Long An80
Yên Bái15Thừa Thiên Huế46Tiền Giang82
Hòa Bình17Đà Nẵng48Bến Tre83
Thái Nguyên19Quảng Nam49Trà Vinh84
Lạng Sơn20Quảng Ngãi51Vĩnh Long86
Quảng Ninh22Bình Định52Đồng Tháp87
Bắc Giang24Phú Yên54An Giang89
Phú Thọ25Khánh Hòa56Kiên Giang91
Vĩnh Phúc26Ninh Thuận58Cần Thơ92
Bắc Ninh27Bình Thuận60Hậu Giang93
Hải Dương30Kon Tum62Sóc Trăng94
Hải Phòng31Gia Lai64Bạc Liêu95
Hưng Yên33Đắk Lắk66Cà Mau96
Quy định số căn cước công dân
Quy định số căn cước công dân

Ví dụ:

Chi tiết mã tỉnh, thành phố trên thẻ CCCD

Số căn cước công dân là: 066301299999 thì:

– 066 là mã tỉnh Đăk Lăk

– 3 thể hiện giớ tính Nữ, sinh tại thế kỉ 21

– 01 thể hiện công dân sinh năm 2001

– 299999 là dãy số ngẫu nhiên.

Nếu căn cước công dân bị sai thông tin thì thủ tục đổi như thế nào?

Gần đây, rất nhiều người dân khi lấy Căn cước công dân gắn chíp về nhà thì phát hiện mã số định danh cá nhân trên căn cước công dân bị sai. Được biết, các lỗi sai thường gặp nhất của mã định danh cá nhân là sai về giới tính, năm sinh, nơi đăng ký khai sinh.

Có người giới tính là nam nhưng mã định danh cá nhân lại là nữ…

Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, thủ tục đổi, cấp lại CCCD gắn chip được thực hiện như sau:

Bước 1: Đến cơ quan Công an yêu cầu đổi thẻ CCCD​

Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị đổi thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD.

Bước 2: Tiếp nhận thông tin công dân

Sau khi nhận được yêu cầu, cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị đổi thẻ CCCD tiếp nhận thông tin công dân bằng cách:

– Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

– Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay;

– Chụp ảnh chân dung;

– In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;

– Thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

Bước 3: Thu lại CCCD đang sử dụng

Cán bộ Công an thu lại thẻ CCCD bị sai thông tin trong trường hợp công dân làm thủ tục đổi thẻ CCCD.

Sau đó thực hiện tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có) và xử lý, phê duyệt hồ sơ  đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Bước 4: Trả kết quả đổi thẻ CCCD

Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định số căn cước công dân”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến căn cước công dân, hay xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Số định danh cá nhân có phải số thẻ Căn cước công dân?

Đúng vậy. Theo khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Làm sao để tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ?

Bước 1: Công dân truy cập trang web dân cư quốc gia theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn; 
Bước 2: Đăng nhập tài khoản/ mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cổng DVC quốc gia); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.
Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân” và nhập các thông tin theo yêu cầu.
Bước 4: Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiện thị trên màn hình…
Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Làm sao để không bị lộ thông tin CCCD gắn chip?

– Tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, cầm cố thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử cho các công ty cho vay hoạt động “tín dụng đen”.
– Tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ hình ảnh thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…
– Trường hợp bị mất thẻ căn cước công dân có gắn chíp, người dân phải trình báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc đến các điểm cấp thẻ căn cước công dân nơi đăng ký thường trú, tạm trú để được hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ thẻ căn cước công dân mới. 
– Khi bị các đối tượng xấu lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân thẻ căn cước công dân có chíp điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ. 
– Trường hợp cá nhân phát hiện việc cho thuê thẻ căn cước công dân có chíp điện tử thì cung cấp ngay sai phạm cho cơ quan Công an nơi gần nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm